Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Hai bài thơ “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

  • A. Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • C. Nghị luận
  • D. Miêu tả

Câu 2: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng riêng giống nhau ở đặc điểm nào?

  • A. được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước
  • C. Thể hiệnphong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Hai bài thơ được viết theo thể loại thơ nào?

  • A.Lục bát
  • B.Song thất lục bát
  • C.Thất ngôn bát cú
  • D.Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 4: Vì sao em biết 2 bài thơ đó thuộc phương thức biểu cảm?

  • A.Vì 2 bài thơ bài tỏ tình cảm, cảm xúc.
  • B.Vì 2 bài thơ tái hiện trạng thái sự vật, con người.
  • C.Vì 2 bài thơ nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
  • D.Vì 2 bài thơ trình bày diễn biến sự việc

Câu 5: Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:

  • A. Bài ca Côn Sơn.
  • B. Sau phút chia li.
  • C. Sông núi nước Nam.
  • D. Qua Đèo Ngang.

Câu 6: Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?

  • A. Thủ đô Hà Nội.
  • B. Việt Bắc.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Nghệ An.

Câu 7: Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

  • A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước.
  • B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • C. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.
  • D. Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Câu 8: Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là:

  • A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa.
  • B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động.
  • C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi.
  • D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp.

Câu 9: Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” ?

  • A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất.
  • B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân.
  • C. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.
  • D. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân.

Câu 10: Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng:

  • A. Tin thắng trận.
  • B. Cảnh rừng Việt Bắc.
  • C. Lên núi.
  • D. Đi thuyền trên sông Đáy.

Câu 11: Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là:

  • A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.
  • B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh.
  • C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.
  • D. tất cả đều đúng.

Câu 12: Ý nào chỉ ra nét khác biệt của bài Cảnh khuya so với bài Rằm tháng giêng?

  • A. miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.
  • B. viết bằng tiếng Việt, nhà thơ một mình ngắm trăng và cảm nhận vẻ đẹp của trăng trong đêm khuya
  • C. bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, có sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ của Bác.
  • D. viết bằng tiếng Việt và nhà thơ cùng ngắm trăng với các đồng chí chiến sĩ.
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng


  • 696 lượt xem