Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Điệp ngữ

  • 2 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Điệp ngữ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong câu thơ đầu bài thơ Cảnh khuya là gì?

  • A. Làm cho cảnh vật gần gũi hơn với con người, mang đầy sức sống, sự trẻ trung.
  • B. Làm nổi bật sự nên thơ, quyến rũ của phong cảnh thiên nhiên nơi núi rừng hiểm trở, heo hút.
  • C. Làm nổi bật giọng hát đặc trưng của những người con gái nơi núi rừng Việt Bắc.
  • D. Làm nổi bật vẻ đẹp thánh thiện, kiêu sa của dòng suối như thể sắc đẹp của người thiếu nữ.

Câu 2: Điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu

  • A. Điệp ngữ cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ vòng
  • D. Hai kiểu A và B

Câu 3: Điệp ngữ là gì?

  • A. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
  • B. Việc vận dụng sự gần âm, đồng âm để tạo ra lối diễn đạt vui nhộn, hài hước
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 4: Xác định kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  • A. Điệp ngữ cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ chuyển tiếp
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 5: Trong bài thơ Cảnh khuya, cụm từ "chưa ngủ" xuất hiện ở cuối câu thứ ba lặp lại ở đầu câu thứ tư. Sự lặp lại ấy có tác dụng nghệ thuật gì?

  • A. Tạo sự chuyển biến vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng, bộc lộ chiều sâu nội tâm của tác giả.
  • B. Miêu tả chân thực trạng thái, hành động của Bác được lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • C. Nối kết hai câu thơ đồng thời tạo một dòng mạch liên tục trong sự vận động của cảm xúc thơ.
  • D. Nhấn mạnh nỗi niềm lo lắng, trăn trở và sự hy sinh to lớn của Bác vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Câu 6: Điệp ngữ có mấy dạng

  • A. 2 dạng
  • B. 3 dạng
  • C. 4 Dạng
  • D. Không xác định được

Câu 7: Trong cấu trúc thường thấy của một bài thơ tứ tuyệt Đường luật, câu thơ thứ ba của bài thơ được gọi là

  • A. câu thừa đề.
  • B. câu khai đề.
  • C. câu hợp đề.
  • D. câu chuyển đề.

Câu 8: Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau:

Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu

Cô gái Thạch Kim Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều.

  • A. Điệp cách quãng
  • B. Điệp ngữ nối tiếp
  • C. Điệp ngữ chuyển tiếp
  • D. Cả A và B

Câu 9: Bức tranh thiên nhiên trong câu thứ hai của bài thơ Cảnh khuya có đặc điểm gì?

  • A. Bức tranh vô cùng sống động, nhiều màu sắc, hình vẻ, lung linh ấm áp.
  • B. Bức tranh thiên nhiên tĩnh mịch, yên bình nhưng chứa ẩn những sự vận động, thay đổi tinh tế ở bên trong.
  • C. Bức tranh thiên nhiên vừa gần gũi, bình dị vừa đẹp đẽ, kiêu sa.
  • D. Bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối, vừa lung linh vừa ấm áp, hòa hợp.

Câu 10: Câu thơ thứ ba trong bài thơ Cảnh khuya cho thấy vẻ đẹp gì của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A. Thể hiện ý chí vững vàng, kiên định và lòng lạc quan cách mạng của Bác.
  • B. Thể hiện niềm lo lắng, ưu tư của Bác đối với vận mệnh của đất nước.
  • C. Thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
  • D. Thể hiện niềm yêu thương trân trọng đối với thiên nhiên, con người nơi chiến khu Việt Bắc.
Xem đáp án
  • 292 lượt xem