Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sống chết mặc bay

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Sống chết mặc bay. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của tác giả nào sau đây?

  • A. Ngô Tất Tố
  • B. Phạm Duy Tốn
  • C. Nam Cao
  • D. Vũ Trọng Phụng.

Câu 2: Tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?

  • A. Bút kí.
  • B. Tuỳ bút.
  • C. Tiểu thuyết.
  • D. Truyện ngắn.

Câu 3: ý nào miêu tả đúng nhất cảnh tượng nhân dân hộ đê?

  • A. Nhân dân chuẩn bị dụng cụ để hộ đê.
  • B. Quan lại cùng với nhân dân đang hộ đê.
  • C. Nhân dân vật lộn căng thẳng, vất vả trước nguy cơ vỡ đê.
  • D. Nhân dân đang tháo chạy vì đê sắp vỡ.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng với tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn?

  • A. Sống chết mặc bay là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
  • B. Sống chết mặc bay về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn trung đại Việt Nam.
  • C. Sống chết mặc bay tuy về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem như là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam nhưng trong đó vẫn còn dầu ấn của nghệ thuật văn học trung đại.
  • D. Sống chết mặc bay là truyện ngắn trung đại suất sắc của Việt Nam.

Câu 5: Theo em, một truyện ngắn Việt Nam được coi là hiện đại trước hết phải đáp ứng yêu cầu gì?

  • A. Có cốt truyện phức tạp.
  • B. Viết về người thật, việc thật ở thời hiện đại.
  • C. Tác giả là người hiện đại.
  • D. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.

Câu 6: Nghệ thuật nổi bật mà tác giả sử dụng trong truyện ngắn là:

  • A. Nhân hoá và liệt kê.
  • B. Tương phản và phóng đại.
  • C. Tương phản và tăng cấp.
  • D. Ẩn dụ và hoán dụ.

Câu 7: Bức tranh người dân đang hộ đê được tác giả miêu tả như thế nào? Hãy khoanh tròn các chi tiết mà em cho là đúng?

(có nhiều ý đúng)

  • A.Mưa tầm tã nước sông Nhị Hà dâng cao
  • B.Trong đình đèn thắp sáng trưng
  • C. Trong đình vững chãi, dẫu nước to thế nào cũng không việc gì
  • D. Dân phu đang hối hả giữ đê:kẻ thuổng, người cuốc, kẻ đội đất người vác tre, đắp, cừ, bì bõm dưới bùn lầy
  • E. Tiếng trống, tiếng tù và, tiếng gọi nhau xao xác
  • F. Nha lệ,lính tráng,kẻ hầu,người hạ đi lại rộn ràng,tấp lập

Câu 8: Hình thức ngôn ngữ nào không được vận dụng trong đoạn 1 của truyện sống chết mặc bay là gì?

  • A. Ngôn ngữ tự sự
  • B. Ngôn ngữ miêu tả
  • C. Ngôn ngữ giải thích
  • D. Ngôn ngữ biểu cảm

Câu 9: Tính cách của quan phủ là?

  • A. vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo
  • B. Thương dân
  • C. Sợ nguy hiểm
  • D. Vô tâm, vô cảm

Câu 10: Miêu tả cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, tác giả nhằm dụng ý gì?

  • A. Nói lên thiên tai đang từng lúc dáng xuống đe doạ cuộc sống của người dân quê.
  • B. Nói lên sự thắng thế của con người trước thiên nhiên.
  • C. Nói lên sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính khi đi cứu đê.
  • D. Nói lên sự yếu kém của hế nước trước thế đê.

Câu 11: Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn này là gì?

  • A. làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm : sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại.
  • B. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ.
  • C. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành.
  • D. Chỉ làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là sức người với một bên là sức trời, sức nước.

Câu 12: Mục đích sử dụng phép tương phản và tăng cấp của tác giả trong truyện ngắn là:

  • A. Phản ánh sự đối lập gay gắt giữa tình cảnh khổ cực của người dân và cuộc sống xa hoa vô trách nhiệm của bọn quan lại.
  • B. Nổi bật cuộc sống của tên quan phủ.
  • C. Nổi bật số phận của người nhân dân khi bị thiên tai hoành hành.
  • D. Nổi bật sự đối lập giữa sức người với sức nước.

Câu 13: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của văn bản "Sống chết mặc bay"

  • A. Thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân.
  • B. Cuộc sống cơ cực của người dân trong cơn mưa lũ
  • C. Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.
  • D. Cuộc sống cơ cực của người dân và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Câu 14: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Sống chết mặc bay " là:

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Miêu tả và biểu cảm
  • D. Tự sự và biểu cảm
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn 7 tập 2 bài Sống chết mặc bay


  • 140 lượt xem