Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ đồng âm
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Từ đồng âm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm ?
- A. Mai một, hoa mai, mai táng
- B. Bình yên, bình an, bình tĩnh
- C. Bàn bạc, luận bàn, bàn cãi
- D. tất cả các đáp án đúng
Câu 2: Dòng nào nói đúng khái niệm về từ đồng âm?
- A. Những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- B. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- C. Những từ giống nhau về âm thanh.
- D. Những từ giống nhau về ý nghĩa.
Câu 3: Từ đồng âm là gì?
- A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
- B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 4: Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ?
Bàn bạc - Bàn học
Thu hoạch - Mùa thu
- A. Đồng âm
- B. Đồng nghĩa
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 5: Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
- A. Chú ý đầy đủ ngữ cảnh, dùng từ chính xác, để tránh sai nghĩa của từ trong câu. (1)
- B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
- C. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm. (3)
- D. Chú ý phát âm thật chính xác. (2)
Câu 6: Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ?
Tiền tài - Tiền lương
Năng lực - Năng khiếu
Tiền tuyến - Tiền vệ
- A. Đồng âm
- B. Đồng nghĩa
- C. Không phải từ đồng âm cũng ko phải từ đồng nghĩa
- D. Cả A và B
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?
- A. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.
- B. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.
- C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi.
- D. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.
Câu 8: Cơ sở để phân biệt từ đồng âm là gì ?
- A. Vai trò ngữ pháp của từ
- B. Quan hệ giữa các từ trong câu
- C. Ý nghĩa của từ
- D. Hình thức âm thanh của từ
Đọc trả lời cho câu hỏi 9-11 :
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi"(1) chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng chẳng còn
Câu 9: Lợi (1) trong đoạn thơ có nghĩa là gì:
- A. răng lợi
- B. lợi ích
- C. lợi dụng
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Lợi (2) và lợi (3) có nghĩa giống nhau không?
- A. Có
- B. Không
Câu 11: Lợi (2), lợi(3), lợi (1)có giống nghĩa nhau không?
- A. Lợi (1) khác lợi (2) giống lợi (3)
- B. Lợi (1) khác lợi (2) khác lợi (3)
- C. Lợi (1) khác lợi (2), lợi (2) giống lợi (3)
- D. Lợi (1) giống lợi /(2), lợi (2) giống lợi (3)