Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu gạch ngang

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Dấu gạch ngang. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

(Trích Ngữ Văn 7, tập 2, trang 78)

Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để:

  • A. Nối với các lời nói của nhân vật.
  • B. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
  • C. Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực trực tiếp của nhân vật.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 3: Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:

Chỉ có những anh lính dõng An Nam bồng súng chào cờ ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù từng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

  • A. Nối các từ nằm trong một liên danh.
  • B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho tính cách của nhân vật anh.
  • D. Nối với các lời nói của nhân vật.

Câu 4: Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 5: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

  • A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  • B. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
  • C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6: Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

(Phạm Duy Tốn)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 7: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhận kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(Vũ Bằng)

b) Chỉ có anh lính dõng An Nam bồng súng chào ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng. Anh quả quyết – cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • D. Nối các từ nằm trong một liên danh.
Xem đáp án
  • 40 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021