Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca Huế trên sông Hương
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Ca Huế trên sông Hương. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Văn bản Ca Huế trên sông Hương được viết theo hình thức nào ?
- A. Truyện ngắn
- B. Văn tả cảnh
- C. Bút kí
- D. Tuỳ bút
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?
- A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.
- B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
- C. Sự phong phú, đa dạng của các làn điệu ca Huế.
- D. Cả 3 nội dung trên.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về tác dụng khi kết hợp hai dòng nhạc dân gian và cung đình?
- A. Làm phong phú thêm các làn diệu ca Huế
- B. Phục vụ đắc lực cho văn hóa cung đình
- C. Tạo nên vẻ đẹp sàn trong, quý phái vừa mộc mạc, đằm thắm cho các làn điệu ca Huế.
- D. Đưa nhã nhạc vào đời sống người dân.
Câu 4: Phương thức biểu đạt nào sau đây không có trong văn bản?
- A. Miêu tả, tự sự
- B. Thuyết minh
- C. Biểu cảm
- D. Hành chính, công vụ
Câu 5: Khi biểu diễn, các ca công vận trang phục gì?
- A. Nam nữ mặc võ phục.
- B. Nam nữ mặc áo bà ba nâu.
- C. Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng.
- D. Nam nữ mặc áo quần bình thường.
Câu 6: Vì sao nói ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
- A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.
- B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.
- C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
- D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.
Câu 7: Câu nào trong số các câu văn sau được dùng để nói lên vẻ đẹp của con người xứ Huế
- A. Mỗi câu hò Huế dù ngắn dù dài đều được gửi gắm ít ra một tình ý trọn vẹn.
- B. Hò Huế thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế
- C. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
- D. Huế chính là quê hương của chiếc áo dài Việt Nam
Câu 8: Đêm ca Huế diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ lúc thành phố lên đèn đến lúc trăng lên.
- B. Từ lúc thành phố lên đèn đến đêm khuya.
- C. Từ lúc thành phố lên đèn đến lúc gà gáy sáng.
- D. Từ lúc trăng lên đến sáng.
Câu 9: Phương tiện nà được dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?
- A. Tàu thuỷ
- B. Thuyền rồng
- C. Xuồng máy
- D. thuyền gỗ
Câu 10: Nguyên nhân nào tạo nên nét độc đáo của ca Huế?
- A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng.
- B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.
- C. Những làn điệu ca Huế phong phú, đa dạng, giàu cảm xúc.
- D. Cả ba nội dung trên.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Qua đèo Ngang
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: Ôn tập về phần tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mùa xuân của tôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Văn bản báo cáo
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan Âm Thị Kính
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đại từ