Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Để các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh có sức thuyết phục cần?
- A. Cần đưa thật nhiều dẫn chứng
- B. Cần chọn lọc
- C. Các dẫn chứng phải hay
- D. Được lựa chọn thẩm tra, phân tích
Câu 2: Chứng minh trong văn nghị luận là gì ?
- A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó
- B. Là một lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người chưa hiểu.
- C. là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.
- D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 3: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục ?
- A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng
- B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận
- C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm
- D. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã” (sách giáo khoa ngữ văn 7 tập 2 trang 41-42) và trả lời câu 3 và 4:
Câu 4: Luận điểm cơ bản của văn bản này là gì?
- A. Đừng sợ vấp ngã.
- B. Câu chuyện vấp ngã của những người nổi tiếng.
- C. Tác dụng của những lần vấp ngã
- D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Câu văn nào trong đoạn văn mang luận điểm?
- A. Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
- B. Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
- C. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
- D. Cả A và B
Chọn một từ thích hợp nhất trong số các từ nêu ra để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây trả lời cho câu hỏi từ 6-14:
Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi ….. (1) mẹ tới lúc … (2) cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, …(3) đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát … (4), trưởng thành với những …(5) lao động, những khúc…(6) vui buồn, với biết bao sinh hoạt nghệ thụât …(7) từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam chúng ta cho đến lúc hết cuộc đời vẫn còn … (8) vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay… (9) đưa đám.
(Phạm Tuyên, Các bạn nhỏ đền với âm nhạc)
Câu 6: Điền vào mục (1):
- A. sinh ra
- B. lọt lòng
- C. chào đời
- D. đẻ ra
Câu 7: Điền vào mục (2):
- A. từ biệt
- B. chết
- C. từ trần
- D. ra đi
Câu 8: Điền vào mục (3)
- A. thằng nhỏ
- B. trẻ con
- C.em bé
- D. con nít
Câu 9: Điền vào mục (4):
- A. đồng dao
- B. tiền chiến
- C. cách mạng
- D. đồng quê
Câu 10: Điền vào mục (5):
- A. ca khúc
- B. tiếng ru
- C. điệu hò
- D. làn điệu
Câu 11: Điền vào mục (6):
- A. khúc ca
- B. tình ca
- C. hò
- D. vè
Câu 12: Điền vào mục (7):
- A. điêu khắc
- B. điện ảnh
- C. ca hát
- D. hội hoạ
Câu 13: Điền vào mục (8):
- A. tiếng nhạc
- B. ca nhạc
- C. tiếng ru
- D. tiếng hò
Câu 14: Điền vào mục (9):
- A. điệu hò
- B. điệu nhảy
- C. điệu kèn
- D. điệu múa
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Điệp ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Câu đặc biệt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ Hán Việt (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tục ngữ về con người và xã hội
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy