Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt........ tình cảm chủ yếu."
- A. Một
- B. Một hoặc nhiều hơn một
- C. Hai
- D. hai hoặc nhiều hơn hai
Câu 2: Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể bộc lộ cảm xúc qua những cách nào?
- A. Bộc lộ trực tiếp
- B. Bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng
- C. Chỉ duy nhất một hình thức bộc lộ cảm xúc trực tiếp
- D. Cả A và B đúng
Câu 3: Bài văn biểu cảm thường có bố cục mấy phần?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Trả lời cho câu 4,5: Cho đoạn văn sau:
Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì Cụ Hồ là hiện thân của dân tộc?
Câu 4: Tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là:
- A. Ngợi ca tài năng, trí tuệ của Hồ Chủ tịch
- B. Ngợi ca sự nghiệp của cách mạng của Hồ Chủ tịch
- C. Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ
- D. Bày tỏ tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ
Câu 5: Tác giả bày tỏ tình cảm bằng cách nào?
- A. Bày tỏ trực tiếp
- B. Miêu tả sự việc
- C. Liên tưởng so sánh
- D. Lối ẩn dụ, tượng trưng
Câu 6: Vì sao đoạn văn sau đây không được coi là một đoạn văn biểu cảm?
" Hoàng lan hay ngọc lan tây, ylang-ylang hoặc Ylang công chúa (danh pháp hai phần: Cananga odorata), là một loài cây thân gỗ trong Chi Công chúa (Cananga). Loài cây này có thể có độ cao trung bình khoảng 12 m, phát triển tối đa khi được trồng tại nơi có nhiều nắng, và nó ưa thích các loại đất chua tại khu vực nguồn gốc của nó là các rừng mưa. Vỏ cây màu xám trắng; nhánh ngang hay thòng, mang lá song đính, không lông. Lá của nó dài, trơn và bóng loáng. Hoa có màu vàng ánh lục hoặc hồng, quăn như sao biển, và có tinh dầu có mùi thơm rất mạnh, nở từ tháng 11 đến tháng 12. Mỗi hoa cho ra một chùm quả, mỗi chùm quả chứa 10 - 12 hạt, giống như hạt na."
- A. Đoạn văn không bộc lộ tình cảm của người viết với cây hoàng lan
- B. Đoạn văn không bộc lộ tình cảm của người viết với cây hoàng lan, nhằm mục đích giới thiệu về đặc điểm của cây hoàng lan
- C. Đoạn văn nhằm mục đích giới thiệu về đặc điểm của cây hoàng lan
- D. Đoạn văn kể lại câu chuyện về hoàng lan
Câu 7: Đọc đoạn thơ sau đây
Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
( Nguyễn Đình Thi)
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
- A. Biểu cảm
- B. Miêu tả
- C. Tự sự
- D. Nghị luận
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu gạch ngang
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Trắc nghiệm Ngữ văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ láy
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quá trình tạo lập văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sài Gòn tôi yêu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi