Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách làm văn lập luận chứng minh
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Cách làm văn lập luận chứng minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Cách nào trong các cách sau đây dùng để chứng minh cho một luận điểm trong phép lập luận chứng minh ?
- A. Chỉ cần nêu các dẫn chứng dùng để chứng minh và phân tích các dẫn chứng ấy.
- B. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh, những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu văn gắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới.
- C. Chỉ cần nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh và những câu văn gắn kết dẫn chứng với kết luận cần đạt tới .
- D. chỉ cần nêu luận điểm và những kết luận cần đạt tới.
Câu 2: Câu mở đầu một bài văn nghị luận không làm nhiệm vụ gì?
- A. Nêu rõ luận điểm cần chứng minh.
- B. Liên kết đoạn văn đã viết ở trên với đoạn văn sẽ viết ở dưới.
- C. Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm mà đoạn văn sẽ làm sáng tỏ.
- D.Cả A,B,C đều sai.
Câu 3: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh,người viết phải nêu lên nội dung gì?
- A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng khi chứng minh.
- B. Nêu được các luận điểm cần chứng minh.
- C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài văn chứng minh.
- D. Nêu được các vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 4: Cho đề bài sau:
Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người.Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, lụân điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề tài này?
- A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
- B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hoà khí hậu trên trái đất.
- C. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
- D. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
Câu 5: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
- A.Thân bài
- B.Mở bài
- C. Cả thân bài và Mở bài
- D. A,B,C đều sai.
Câu 6: Cho đề bài sau: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào,mọi người chúng ta đều biết…”(Phạm Văn Đồng). Dựa vào những hiểu biết của bản thân và qua thực tế sáng tác văn học của Bác, em hãy chứng minh nhận định trên.
Cách diễn đạt nào trong hai cách sau cũng đặt ra những nhiệm vụ nghị luận giống với đề bài trên ?
- A. Chứng minh rằng Bác Hồ là một người vô cùng giản dị cả trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học.
- B. Ông Phạm Văn Đồng cho rằng: “ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biêt…” .hãy giải thích ý kiến trên.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
- A. Lập dàn ý đại cương.
- B. Xác định lí lẽ cho bài văn.
- C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
- D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh
Câu 8: Dòng nào không phải là luận điểm có trong đề bài nêu ra ở câu 8?
- A.Bác giản dị trong đời sống, tác phong sinh hoạt.
- B. Bác giản dị trong quan hệ với mọi người, trong từng câu nói và bài viết.
- C. trong văn thơ của mình,Bác Hồ cũng biểu hiện sự giản dị đó.
- D. Các nhà thơ, nhà văn khác viết nhiều về sự giản dị của Bác Hồ.
Câu 9: Thao tác nào không thực hiện trong phần kết luận của phép lập luận chứng minh ?
- A. Thông báo luận điểm đã chứng minh xong.
- B. Tóm tắt lại tất cả các vấn đề đã chứng minh ở phần thân bài.
- C. nêu ý nghĩa công việc chứng minh với thực tế đời sống.
- D. Có thể liên hệ vấn đề chứng minh với cuộc sống của bản thân(nếu cần).
Câu 10: Trong phần thân bài của bài văn chứng minh,người viết cần phải làm gì?
- A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
- C.Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh.
- D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Xa ngắm thác núi Lư
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mùa xuân của tôi
- Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Trắc nghiệm Ngữ văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ trái nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan hệ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sài Gòn tôi yêu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng