Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bố cục trong văn bản
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Bố cục trong văn bản. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Sắp xếp theo trình tự khi viết một bài văn về ngày đầu tiên khai giảng:
1. Em cùng mẹ đi qua con phố quen thuộc để bước đến trường
2. Tiếng trống khai giảng bắt đầu, các bạn học sinh vào lớp học tiết học đầu tiên
3. Buổi lễ được diễn ra rất trang trọng, cô hiệu trưởng lên phát biểu
4. Ngôi trường được trang hoàng rất đẹp đẽ, các bạn học sinh đều rất phấn khởi
- A. 1-2-3-4
- B. 1-2-4-3
- C.1-4-3-2
- D. 2-3-1-4
Câu 2: Văn bản thường có bố cục mấy phần?
- A. 2 phần
- B. 3 phần
- C. 1 phần
- D. 4 phần
Câu 3: Tại sao một văn bản cần có bố cục:
- A. giúp người đọc dễ hiểu được trình tự xảy ra sự việc trong văn bản
- B. giúp văn bản mạch lạc rõ ràng
- C. tạo sự liên kết nội dung trong văn bản
- D. Tất cả các ý trên
Câu 4: Bố cục trong văn bản là gì?
- A. Văn bản không thể viết một cách tùy tiện, phải có bố cục rõ ràng
- B. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý
- C. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp nội dung của văn bản theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Bố cục văn bản cuộc chia tay của những con búp bê là?
- A. Hai anh em chia đồ chơi → Thủy chia tay lớp học → Cảnh hai anh em chia tay
- B. Thủy chia tay lớp học → Cảnh hai anh em chia tay → Hai anh em chia đồ chơi
- C. Hai anh em chia tay → Hai anh em chia tay lớp học của Thủy → Cảnh chia đồ chơi của hai anh em
- D. Không có đáp án nào đúng
Câu 6: Điều kiện nào để bố cục rành mạch, hợp lý?
- A. Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, bên cạnh đó, cũng có sự phân biệt rạch ròi
- B. Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
Câu 7: Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?
- A. Giới thiệu các nội dung của văn bản
- B. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật
- C. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.
- D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện
Câu 8: Phần Mở bài và Kết bài thường có cấu tạo như thế nào?
- A. Không cần tách thành những đoạn riêng biệt
- B. Hai đoạn văn
- C. Một đoạn văn
- D. Nhiều đoạn văn
Câu 9: Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài giống nhau hay khác nhau?
- A. Giống nhau
- B. Khác nhau
- C. Mở bài và Kết bài giống nhau
Câu 10: Nội dung của phần Thân bài là gì?
- A. Giới thiệu đối tượng của văn bản
- B. Khẳng định giá trị, vị trí, tầm quan trọng của đối tượng
- C. Làm rõ đối tượng, trình bày cụ thể đặc điểm, tính chất, điều đặc biệt của đối tượng mà phần Mở bài đã nêu ra
- D. Cả A, B, C đều đúng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chữa lỗi về quan hệ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Điệp ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ý nghĩa văn chương
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ trái nghĩa
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ ghép