Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1:Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh hãy dùng phương thức nào để để gợi ra đối tượng tả và gửi gắm cảm xúc?
- A. miêu tả, biểu cảm
- B. tự sự, miêu tả
- C. nghị luận, chứng minh
- D. lập luận, miêu tả
Đọc đoạn văn sau trả lời câu 2-5:
Du khách Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đảo ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra.Nhìn lên không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.
Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ.
Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời người ngọt ngào như có vị đường và tưởng tượng như không bao giờ có thể quên được hương thơm của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên:
- A. Miêu tả
- B. Tự sự
- C. Biểu cảm
- D. Thuyết minh
Câu 3: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
- A. Miêu tả vẻ đẹp của rừng núi Sa Pa buổi sớm mai
- B. Miêu tả vẻ đẹp của những cô sơn nữ ở Sa Pa
- C.Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa Pa
- D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa
Câu 4: Câu nào chứa yếu tố tự sự?
- A. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy
- B. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.
- C. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dưới trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười
- D. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ
Câu 5: Yếu tố miêu tả có ý nghĩa gì trong đoạn văn?
- A. Giới thiệu câu chuyện, sự việc
- B. Khêu gợi tình cảm, cảm xúc
- C. Miêu tả tình cảm, cảm xúc
- D. Miêu tả phong cảnh, sự việc
Câu 6: Hình ảnh nào gây ấn tượng mạnh mẽ tới tác giả về cảnh sắc ở Sa Pa?
- A. Rừng đào Sa Pa
- B. Gió núi Sa Pa
- C. Những cô sơn nữ cưỡi ngựa thồ
- D. Những cô sơn nữ dưới trận mưa hoa đào
Câu 7: Sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm nhằm mục đích?
- A. gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phố và kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
- B. nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
- C. gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
- D. Tất cả các ý trên đều sai
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu gạch ngang
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Trắc nghiệm Ngữ văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ láy
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quá trình tạo lập văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sài Gòn tôi yêu
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi