Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Tác giả của văn bản là
- A. Hồ Chí Minh
- B. Đỗ Mười
- C. Đặng Thai Mai
- D. Hoài Thanh
Câu 2: Tác giả đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ?
- A. Ngữ âm
- B. Từ vựng
- C. Ngữ pháp
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì ?
- A. Chứng minh
- B. Giải thích
- C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề
- D. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề.
Câu 4: Bài viết Sự giàu đẹp của tiếng Vịêt của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào ?
- A. Văn phong khoa học
- B. Văn phong nghệ thụât
- C. Văn phong báo chí
- D. Văn phong hành chính
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn ?
- A. Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một một thứ tiếng khá đẹp.
- B. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú.
- C. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt.
- D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Câu 6: Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt trong bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt là gì?
- A. Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới.
- B. Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
- C. Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
- D. Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp trong đời sống của người Việt Nam.
Câu 7: Đoạn mở đầu bài viết:“ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Nêu lên nội dung gì ?
- A. Nêu lên lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt
- B. Khẳng định lòng tin tưởng của người Việt với tiếng Việt
- C. Khẳng định vị trí và ý nghĩa của tiếng Việt
- D. Nói lên tình cảm của tác giả với tiếng Việt
Câu 8: Đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản này là
- A. kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
- B. hệ thống lập luận chặt chẽ
- C. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 9: theo văn bản, người ngoại quốc đã nhận xét về tiếng Việt như thế nào?
- A. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất thơ.
- B. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu cảm xúc.
- C. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
- D. Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất trữ tình
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Điệp ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Nam quốc sơn hà
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan hệ từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mạch lạc trong văn bản
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập tác phẩm trữ tình
- Trắc nghiệm Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Trắc nghiệm Ngữ văn 7 bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Phò giá về kinh
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra