Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Câu đặc biệt

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Câu đặc biệt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không phải câu đặc biệt?

  • A. Giờ ra chơi .
  • B. Câu chuyện của bà tôi...
  • C. Tiếng suối chảy róc rách.
  • D. Cánh đồng làng.

Câu 2: Cho ba câu sau:

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?

  • A - Đó là một câu bình thường, có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
  • B - Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
  • C - Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc ?

  • A. Từ hô gọi
  • B. Từ hình thái
  • C. Quan hệ từ
  • D. Số từ

Câu 4: Những câu đặc biệt trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

"Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương."

(Lê Phan Quỳnh)

  • A. Gọi đáp.
  • B. Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
  • C. Bộc lộ cảm xúc.
  • D. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt ?

  • A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
  • B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
  • C. Hoa sim !
  • D. Mưa rất to.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?

  • A. Giờ ra chơi.
  • B. Tiếng suối chảy róc rách.
  • C. Cánh đồng làng
  • D. Câu chuyện của bà tôi.

Câu 7: Câu đặc biệt là gì ?

  • A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
  • B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
  • C. Là câu chỉ có chủ ngữ
  • D. Là câu chỉ có vị ngữ.

Câu 8: Câu đặc biệt trong đoạn văn sau dùng để làm gì?

Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu

  • A. Bộc lộ cảm xúc
  • B. Gọi đáp
  • C. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • D. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 9: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

  • A. Trời mưa rả rích.
  • B. Một hồi còi.
  • C. Mùa xuân!
  • D. Sài Gòn. 1972.

Câu 10: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt ?

  • A. Bộc lộ cảm xúc
  • B. Gọi đáp
  • C. Làm cho lời nói được ngắn gọn
  • D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • E. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.

Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Mưa rất to
  • B. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
  • C. Hoa sim !
  • D. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.

Câu 12: Câu đặc biệt sau có tác dụng gì?

"Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào."

( Thạch Lam)

  • A. Liệt kê, thông báo
  • B. Xác định thời gian, nơi chốn
  • C. Gọi đáp
  • D. Bộc lộ cảm xúc

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
  • B. Hoa sim!
  • C. Mưa rất to.
  • D. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
Xem đáp án
  • 167 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021