Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không là câu bị động ?
- A. Ông tôi bị đau chân.
- B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.
- C. Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.
- D. Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?
- A. Mẹ đang nấu cơm.
- B. Lan được thầy giáo khen.
- C. Trời mưa to.
- D. Trăng tròn.
Câu 3: Thế nào là câu chủ động ?
- A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
- B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
- C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ
- D. Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.
Câu 4: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động ?
- A. Cha tôi xinh được hai người con.
- B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
- C. Bạn ấy được điểm mười.
- D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.
Câu 5: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì ?
- A. Để câu văn đó nổi bật hơn
- B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai
- C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
- D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ?
- A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
- B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.
- C. Thuyền bị gió làm lật.
- D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.
Câu 7: Trong đoạn văn sau, câu nào là câu bị động ?
Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.
( Nguyễn Văn Long)
- A. Bà mẹ Tố Hữu là con một nhà nho, thuộc nhiều ca dao, dân ca xứ Huế và rất giàu tình thương con.
- B. Từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy làm thơ theo những lối cổ.
- C. Tố Hữu mô côi mẹ từ năm 12 tuổi và một năm sau lại xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.
- D. Cả A, B, C đều là câu chủ động.
Câu 8: Thế nào là câu bị động ?
- A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác
- B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào
- C. Là câu có thể rút gọn thành phần chủ ngữ
- D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
- A. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
- B. Cuối cùng, hai con búp bê đã không bị chia lìa.
- C. Tôi dắt em ra khỏi lớp.
- D. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi.
Câu 10: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?
- A. Trào lưu đô thi hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
- B. Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá vỡ vào hôm qua.
- C. Bạn Hoa được thầy cô và bạn bè rất tin tưởng và yêu mến.
- D. Con ngựa hoang bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là bị động?
- A. Trăng tròn.
- B. Lan được thầy giáo khen.
- C. Mẹ đang nấu cơm.
- D. Trời mưa to.
Câu 12: Trong các câu có từ "được" sau đây, câu nào là câu bị động?
- A. Bạn Nam được giải nhất trong cuộc thi chạy việt dã.
- B. Chị Hai tôi vừa sinh được một bé gái rất dễ thương.
- C. Mùa hè năm ngoái, tôi được bố đưa về thăm quê nội.
- D. Tôi học trường này đã được hai năm rồi.
Câu 13: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì?
- A. Để câu văn đó nổi bật hơn.
- B. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.
- C. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai.
- D. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Câu 14: Thế nào là câu chủ động?
- A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
- B. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ.
- C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- D. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Văn bản đề nghị
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca Huế trên sông Hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Đại từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ Hán Việt (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê