Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Dòng nào nói không nói đúng cách chuyển câu chủ động thành câu bị động?

  • A. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ "bị".
  • B. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
  • C. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu.
  • D. Chuyển từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ "được".

Câu 2: Câu chủ động sau có thể chuyển thành câu bị động nào?

Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII

  • A. Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.
  • B. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
  • C. Ngôi chùa ấy bị xây từ thế kỉ XIII bởi một nhà sư vô danh.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3: Câu bị động có từ “được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?

  • A. Tích cực.
  • B. Tiêu cực.
  • C. Khen ngợi.
  • D. Phê bình.

Câu 4: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông?

  • A. 2 cách
  • B. 3 cách
  • C. 4 cách
  • D. 5 cách

Câu 5: Câu chủ động sau có thể chuyển thành câu bị động nào?

Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim

  • A. Tất cả cánh cửa chùa bị người ta làm bằng gỗ lim.
  • B. Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.
  • C. Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động ?

  • A. Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa bội thu.
  • B. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước.
  • C. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
  • D. Lam bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.

Câu 7: Trong những câu sau câu nào không phải là câu chủ động ?

  • A. Thầy hiệu trưởng là người đã xây dựng ngôi trường này từ những năm đầu kháng chiến chống Mĩ.
  • B. Mái nhà được họ làm bằng cỏ tranh và lá cọ.
  • C. Sáng sáng cô gái dắt chú chó đi dạo quanh bờ hồ.
  • D. Người ta dựng hàng rào chắn quanh cây cổ thụ đó.

Câu 8: Tất cả những câu có chứa từ bị , được thì đều là câu bị động. Diều này đúng hay sai ?

  • A. đúng
  • B. sai

Câu 9: Câu bị động sau có thể chuyển thành câu chủ động nào?

Bèo bị gió đẩy trôi dạt vào bờ.

  • A. Gió đẩy bèo trôi dạt vào bờ
  • B. Bèo được gió đẩy trôi dạt vào bờ.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu chủ động?

  • A. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
  • B. Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
  • C. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
  • D. Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có.

Câu 11: Cách phân loại câu bị động trong tiếng Việt dựa trên cơ sở nào?

  • A. Dựa vào vị trí của trạng ngữ trong câu.
  • B. Dựa vào các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
  • C. Dựa vào ý nghĩa của câu đó.
  • D. Dựa vào sự tham gia cấu tạo câu của các từ "bị, được".

Câu 12: Câu bị động có từ "được" hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?

  • A. Phê bình.
  • B. Tiêu cực.
  • C. Khen ngợi.
  • D. Tích cực.

Câu 13: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

  • A. Nhà nước tặng Hoài Thanh viết Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 2000.
  • B. Hoài Thanh viết "Thi nhân Việt Nam" năm 1942.
  • C. "Thi nhân Việt Nam" được Hoài Thanh viết năm 1942.
  • D. Độc giả văn chương rất yêu mến các tác phẩm phê bình văn học của Hoài Thanh.
Xem đáp án
  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021