Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Để bài văn nghị luận có ý nghĩa thì khi viết chúng ta cần?
- A. Viết thật hay thật dài
- B. Bộc lộ cảm xúc
- C. Giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống
- D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ?
- A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động
- B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
- C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- D. ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
Câu 3: Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào?
- A. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp
- B. Các bài xã luận, bình luận
- C. Bài phát biểu ý kiến trên báo chí
- D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào ?
- A. Kể lại diễn biến sự việc
- B. Đề xuất một ý kiến
- C. Đưa ra một nhận xét
- D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.
Câu 5: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì ?
- A. Luận điểm phải rõ ràng.
- B. Lí lẽ phải thuyết phục
- C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động
- D. Cả ba yêu cầu trên.
Câu 6: Những câu tục ngữ trong bài học được biểu đạt theo phương thức nào ?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
- C. Biểu cảm
- D. Nghị luận
Câu 7: Đoạn văn sau có phải là đoạn văn nghị luận không?
“[...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng.Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.”
(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sổng, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)
- A. Có
- B. Không
Câu 8: Tìm trong số những câu tục ngữ sau những câu nào không nói về thiên nhiên và lao động sản xuất.
1. Trăng mờ tốt lúa nỏ
Trăng tỏ tốt lúa sâu.
2. Ruộng không phân như thân không của.
3. Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa.
4. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
5. Mồm gầu dai, tai lá mít, đít lồng bàn.
6. Có cứng mới đứng đầu gió.
7. Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.
8. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
9. Một lượt tát, một bát cơm.
- A. 1,2,3
- B.4,5,6
- C. 4,6,7
- D. 1,2,4
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Từ ghép
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Xa ngắm thác núi Lư
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập văn nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Mẹ tôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Bài Côn Sơn ca
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Ôn tập phần văn