Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?

  • A. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.
  • B. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
  • C. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rõ nét và sinh động của nhà thơ.
  • D. Bố cháu đã hi sinh năm 72.

Câu 2: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  • A. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
  • D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 3: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  • A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  • B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  • C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  • D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

  • A. Danh từ, động từ, tính từ
  • B. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  • C. Các quan hệ từ
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 5: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì?

  • A. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
  • B. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
  • C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ.
  • D. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định.

Câu 6: Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?

  • A. làm cho câu ngắn hơn.
  • B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định
  • C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
  • D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.

Câu 7: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  • A. Đằng đông, trời hửng dần.
  • B. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
  • C. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
  • D. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.

Câu 8: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt những mục đích tu từ nhất định ?

  • A. Đầu câu
  • B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ
  • C. Cuối câu
  • D. A, B, C đều sai

Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ cho câu?

  • A. Cụm danh từ, động từ, tính từ. (2)
  • B. Các quan hệ từ.
  • C. Cả (1) và (2) đều đúng.
  • D. Danh từ, động từ, tính từ. (1)

Câu 10: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

"Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khỏe, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh một đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây".

(Phan Bội Châu)

  • A. Từ đó.
  • B. Khi vào làng này.
  • C. Đêm hôm lễ đại khánh.
  • D. Nhân lúc say mà cướp anh đi.

Câu 11: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau :

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó,tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

( Phan Bội Châu)

  • A. Đêm hôm lễ đại khách
  • B. Từ đó
  • C. Khi vào làng này
  • D. Nhân lúc say mà cướp anh đi

Câu 12: Trạng ngữ "Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì?

  • A. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
Xem đáp án
  • 70 lượt xem