Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này
1. Tìm một câu có sử dụng biện pháp so sánh và một câu sử dụng biện pháp ẩn dụ trong Lao xao ngày hè. Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biện pháp tu từ này.
2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!
a. Chỉ ra biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn.
b. Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau và tác dụng của biện pháp này trong việc miêu tả loài vật.
Bài làm:
1. Câu văn có phép so sánh: Con diều hâu lao như mũi tên xuống.
Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn,những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới. “Những mũi tên đen” là hình ảnh ẩn dụ.
Biện pháp so sánh và ẩn dụ có đặc điểm:
Giống nhau:
- Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
- Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Khác nhau:
- Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.
- Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…
2.
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn: "Kẻ cắp hôm nay gặp bà già" và "người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm"
- Kẻ cắp: chỉ chim chèo bẻo
- Bà già: chỉ đối thủ kình địch của chim chèo bẻo (chính là chim diều hâu)
b. Nét tương đồng
- Giữa bà già và diều hâu: để chỉ sự lọc lõi, ác độc. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
- Giữa chèo bẻo, kẻ cắp: ban đêm ngày mùa, thức đêm suốt để rình mò như kẻ cắp.
- Người có tội - người tốt: ẩn dụ chỉ chim chèo bẻo qua việc vây đánh diều hâu, lập công cứu gà con (dựa trên bản chất).
Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Việt Nam quê hương ta
- Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?
- Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?
- Em hãy hoàn thành sơ đồ Từ tiếng việt phân loại theo cấu tạo
- Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu
- Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Giọt sương đêm
- Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?
- Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Thánh Gióng (Truyện dân gian Việt Nam)