Em hãy hoàn thành sơ đồ Từ tiếng việt phân loại theo cấu tạo

  • 1 Đánh giá

11. Em hãy hoàn thành sơ đồ sau (kẻ vào vở)

Từ tiếng việt phân loại theo cấu tạo

12. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

a. Tìm các từ đơn có trong câu “Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”

b. Tìm các từ ghép và các từ láy có trong đoạn văn. Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.

c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi có phải từ láy không? Vì sao?

Bài làm:

11.

Từ đơn: là từ gồm một tiếng

Đặc điểm cấu tạo: chỉ gồm 1 tiếng

Ví dụ: con, cây, lá, quả, những, chàng, không.

Từ phức: là từ gồm hai tiếng trở lên

Đặc điểm cấu tạo: từ gồm hai tiếng trở lên

Ví dụ:

Từ ghép: là từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Đặc điểm cấu tạo: từ có hai tiếng trở lên ghép lại với nhau có nghĩa

Ví dụ: quần áo, cây cối, nhà cửa

Từ láy: là từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng

Đặc điểm cấu tạo: từ có quan hệ láy âm, trong từ ghép. Trong từ láy, có thể chỉ có một từ có nghĩa, từ còn lại không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa khi tách ra đứng riêng một mình.

Ví dụ: hăng hái, chăm chỉ, mạnh mẽ

12.

a. Từ đơn: đã, rồi, mà, cánh, chỉ, đến, giữa, lưng, hở, cả , hai, như, người, mặc, áo

b. Các từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, ngắn củn, mạng sườn, đôi càng, râu ria, mặt mũi, áo gi-lê

Các từ láy: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè,nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ

Việc sử dụng các từ láy góp phần miêu tả rõ hơn đặc điểm ngoại hình của Dế Choắt, hiện lên là một chàng dế gầy gò, ốm yếu. Đồng thời thể hiện thái độ mỉa mai của Dế Mèn với Dế choắt.

c. Những trường hợp như râu ria, mặt mũi không phải từ láy mà là từ ghép, vì hai tiếng trong từ đều có nghĩa.

  • 38 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 6 tập 1 chân trời sáng tạo