Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng
13. Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:
a. Trời mưa
b. Gió thổi
c. Nó đang đọc sách
d. Xuân về
14. Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết (nói) cần thực hiện những thao tác gì? Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ (nồng nhiệt/nhiệt tình) của người xem.
b. Cô con gái út của phú ông (ưng/ đồng ý/ muốn) lấy Sọ Dừa.
c. Nhút nhát là (nhược điểm.khuyết điểm) vốn có của cậu ấy.
d. Ông đang miệt mài (nặn/tạc/khắc) một pho tượng bằng đá.
Bài làm:
13. Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.
Mở rộng các câu
- a. Trời mưa tầm tã (mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)
- b. Những đợt gió mùa đông bắc thổi rất mạnh. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)
- c. Nó đang đọc sách viết về thế giới loài chim (biến vị ngữ có cụm từ thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn)
- d. Mùa xuân ấm áp về. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)
14. Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:
- Xác định nội dung cần diễn đạt
- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
- Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câ (đoạn văn.
Lựa chọn từ các câu
- a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem.
- b. Cô con gái út của phú ông đồng ý lấy Sọ Dừa.
- c. Nhút nhát là nhược điểm vốn có của cậu ấy.
- d. Ông đang miệt mài tạc một pho tượng bằng đá.
Giải thích:
- a. chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.
- b. chọn từ “đồng ý” thể hiện sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ phía Sọ Dừa
- c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm” là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.
- d. chọn từ “tạc” khi sử dụng với chất liệu đá
Xem thêm bài viết khác
- Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?
- Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
- Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?
- Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè
- Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Việt Nam quê hương ta
- Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? Câu 1 trang 42 Ngữ văn 6 CTST
- Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?
- Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao số 1 có điểm gì đặc biệt? Soạn văn 6 trang 61 Chân trời sáng tạo
- Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
- Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?