Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên
5. Đọc đoạn văn sau:
“Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. “
a. Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên.
b. Tìm và chỉ ra tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên.
6. Đọc đoạn văn sau:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
a. Tìm các nghĩa của từ “tợn” có trong từ điển.
b. từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa nào trong những nghĩa có được ở câu a? Cho biết cơ sở xác định.
Bài làm:
5 a. Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh. Các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.
b. Những câu văn sử dụng phép so sánh: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.
6
a. Nghĩa của từ tợn:
Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.
Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn)
b. từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì , lộ rõ vẻ thách thức.
Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.
Xem thêm bài viết khác
- Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet
- Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu Soạn văn 6 bài 2 sách CTST
- Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết
- Em hãy đối chiếu với đặc điểm của thể loại hồi kí trong mục Tri thức đọc hiểu và hoàn tất các câu sau
- Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?
- Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự vật mà em từng được chứng kiến
- Phiếu nhận xét môn Văn 6 sách chân trời sáng tạo Văn lớp 6
- Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Truyện Em bé thông minh kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
- Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây: ngựa, sắt, thi, áo
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Đánh thức trầu