Hãy tìm trong mỗi văn bản ít nhất một cách diễn đạt tương tự và cho biết tác dụng của các diễn đạt đó
3. Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến), các tác giả thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi các cụm động từ, cụm tính từ. Ví dụ:
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp (Tô Hoài). Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.
Ông khách lượn một vòng trên không rồi khép cánh, thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
Hãy tìm trong mỗi văn bản ít nhất một cách diễn đạt tương tự và cho biết tác dụng của các diễn đạt đó.
4. Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của các câu dưới đây:
a. Khách giật mình
b. Lá cây xào xạc.
c. Trời rét
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả hai thành phần chính trong các câu trên, Sau đó so sánh để làm rõ sự khác biệt nghĩa giữa câu mở rộng và câu trước khi mở rộng.
Bài làm:
3. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):
Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.
Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên . Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)
Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.
Thằn Làn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.
4. Xác định chủ ngữ và vị ngữ:
a. Khách/ giật mình
b. Lá cây/ xào xạc.
c. Trời /rét.
Mở rộng thành phần câu:
a. Vị khách đó/ giật mình.
b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc
c. Trời/ rét buốt.
Những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Giọt sương đêm
- Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?
- Soạn bài: Lắng nghe lịch sử nước mình
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Truyện dân gian Việt Nam)
- Trong ba văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại truyện đồng thoại? Dựa vào đâu, em cho là như vậy?
- Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Thực hành tiếng việt
- Theo em, Thương nhớ bày ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt
- Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Một năm ở Tiểu học
- Tìm và chỉ ra tác dụng của việc sử dụng từ láy trong đoạn văn trên