Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
3. Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
A Câu | B Từ điền vào chỗ trống |
1. Để giải quyết vấn đề này, các em nên chủ động… những phương án giải quyết. | a. hoàn thành |
2. Bạn Nga… bạn Nam làm lớp trưởng | b. con |
3. Bà ơi, mẹ cháu bảo đem sang… bà một ít cam ạ! | c. chú |
4. Ngày chia tay mái trương Tiểu học, tôi đã… cho người bạn thân nhất của mình một món quà nhỏ để làm kỉ niệm. | d. lung linh |
5. Một bài văn… cần có ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. | đ. Long lanh |
6. Sau buổi học hôm nay, các em về nhà nhớ… những bài tập còn lại nhé! | e. đề xuất |
7. Người thợ săn bị một… hổ tấn công. | g. đề cử |
8. … mèo ấy là món quà đặc biệt mà bà ngoại đã mang từ quê lên cho tôi vào dịp hè năm ngoái. | h. biếu |
9. Đôi mắt nó… như hai hòn bi ve. | i. hoàn chỉnh |
10. Bóng trăng… trên mặt nước | k. tặng |
4. Đoạn đoạn văn sau:
Bài ca dao, chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha sâu lắng. Bài ca dao cũng cho thấy lời ăn tiếng nói vốn dân dã, mộc mạc cảu mỗi miền quê, khi đã thành lời ca, điệu hát thì sẽ trở nên tha thiết, ngọt ngào như thế nào. Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”.
Tìm từ láy trong đoạn văn trên. Những từ láy đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Bài làm:
3. Nối câu
1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d
4. Các từ láy trong đoạn văn trên: dân dã, mộc mạc, tha thiết, thiết tha, bâng khuâng, ngọt ngào, ngắn ngủi, xao xuyến. Các từ láy đó góp phần nhấm mạnh sự chất phác, mộc mạc thôn quê của bài ca dao và giúp người đọc hinh dung rõ hơn tâm trạng, cảm xúc của tác giả đối với bài ca dao.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Văn bản nào trong các văn bản Lao xao ngày hè, Thương nhớ bầy ong, Đánh thức trầu, Một năm ở tiểu học thuộc thể loại hồi kí? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Làm một bài thơ lục bát
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Thực hành tiếng Việt
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài Ôn tập cuối học kì I
- Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3
- Hãy xác định biện pháp tu từ trong các câu văn dưới đây và cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Thực hành tiếng Việt trang 67
- Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng