Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà
Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Bài làm:
Câu chuyện kể về ông Sáu - một người đồng chí của nhân vật tôi, trong những ngày nghỉ phép được về thăm nhà sau hơn tám năm xa cách. Lúc ông đi kháng chiến, con gái ông, cô bé Thu đầy cá tính, vẫn còn đỏ hỏn, còn bế trên tay nên lần gặp gỡ đầu tiên của hai cha con khi bé Thu đã lớn không được như mong đợi. Cô bé sợ hãi và né tránh hoàn toàn đối lập với tâm trạng hồi hộp chờ đợi của ông Sáu. Bé Thu kiên quyết không gọi ông Sáu là ba, mặc cho mẹ nó dụ dỗ hay người ta dỗ dành nó thế nào. Ba ngày nghỉ phép, ông Sáu không đi đâu cả, chỉ luẩn quẩn ở bên cạnh con. Ông mong con bé sẽ gọi một tiếng cha nhưng con bé không chịu gọi. Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá vào bát nhưng con bé hất tung lên khiến cơm vương vãi khắp cả mâm. Giận quá, ông Sáu đã đánh bé Thu còn bé Thu thì gắp cái trứng cá vào bát, đứng lên bỏ sang nhà ngoại nó và nằm khóc ở bên đấy. Tối hôm ấy, bà ngoại gặng hỏi mãi mới biết Thu không nhận ba nó vì vết thẹo dài trên mặt ông Sáu. Bà ngoại giải thích cho Thu về nguồn gốc của vết thẹo ấy bấy giờ Thu mới nhận ra ba mình. Sáng hôm sau, ông Sáu và bác Ba (nhân vật tôi) phải lên đường để trở về đơn vị. Bé Thu cuối cùng cũng chịu gọi ống Sáu là "ba" rồi kiên quyết không cho ông Sáu đi nữa. Bà con hàng xóm chứng kiến cảnh ấy không ai cầm được nước mắt. Bà ngoại và mọi người khuyên bé Thu, cả ông Sáu cũng dỗ dành nên bé Thu đồng ý với lời hứa sẽ làm cho con một cây lược ngà.
Trở lại chiến trường, ông Sáu tỉ mẩn, cẩn thận làm chiếc lược ngà cho con gái. Lược đã làm xong, càng nhìn ngắm nó ông lại càng nhớ và mong được gặp con. Trong một trận càn quét lớn của địch, ông Sáu đã hi sinh. Ông trao lại cây lược cho bác Ba, người bạn thân thiết, cũng là người đã chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Chỉ khi nhận được lời hứa của bác Ba sẽ đưa tận tay bé Thu cây lược ông Sáu mới yên lòng nhắm mắt.
Sau này, trong một chuyến đi công tác, bác Ba gặp lại bé Thu, giờ đã là một cô giao liên dũng cảm. Bác đã trao lại cho cô cây lược ngà mà ông Sáu đã trao gửi, hoàn thành tâm nguyện của người bạn đã mất. Giữa bác Ba và bé Thu nảy nở một thứ tình cảm như là tình cha con.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ ấy
- Khổ thơ còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trước
- Cảm nhận vẻ đẹp người lính qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
- Nội dung chính bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đồng chí
- Sơ đồ tư duy bài Cảnh ngày xuân
- Phân tích hình tượng các nhân vật: Nguyễn Huệ, Lục Vân Tiên
- Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản
- Soạn văn bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Soạn văn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Soạn văn bài: Cảnh ngày xuân