Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếpquyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là
- A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
- B. Hình thức dân chủ gián tiếp
- C. Hình thức dân chủ tập trung.
- D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 2: Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đangthực hiện quyền gì?
- A. Quyền tố cáo
- B. Quyền ứng cử
- C. Quyền bãi nại.
- D. Quyền khiếu nại
Câu 3: “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
- A. Quyền khiếu nại
- B. Quyền bầu cử
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền góp ý
Câu 4: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dânnào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là
- A. 21/5/1990
- B. 21/4/1991
- C. 21/5/1994.
- D. 21/5/1993
Câu 5: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dânnào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là
- A. 21/5/1993
- B. 21/4/1995
- C. 21/5/1994.
- D. 21/5/1996
Câu 6: Hiến pháp 2013 qui định mọi công dân
- A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
- B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
- C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
- D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử
Câu 7: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt
- A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
- B. Tình trạng pháp lý
- C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
- D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 8: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
- A. Người bị khởi tố dân sự
- B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án
- C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương
- D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án
Câu 9: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thựchiện quyền dân chủ nào?
- A. Quyền ứng cử
- C. Quyền kiểm tra, giám sát
- B. Quyền đóng góp ý kiến.
- D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hộ
Câu 10: Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- A. phục hồi
- B. bù đắp.
- C. chia sẻ
- D. khôi phục
Câu 11: Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện
- A. quyền học tập của công dân.
- B. quyền sáng tạo của công dân.
- C. quyền phát triển của công dân.
- D. quyền tự do của công dân.
Câu 12: Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy
- A. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.
- B. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.
- C. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
- D. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.
Câu 13: Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện
- A. quyền học tập của công dân.
- B. quyền sáng tạo của công dân.
- C. quyền phát triển của công dân.
- D. quyền tự do của công dân.
Câu 14: Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện
- A. quyền học không hạn chế.
- B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
- C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 15: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học
- A. chính quy hoặc không chính quy.
- B. bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.
- C. tập trung hoặc không tập trung.
- D. ở trường công lập, dân lập hoặc tư thục.
Câu 16: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể
- A. học tất cả các ngành, nghề yêu thích.
- B. học từ thấp đến cao.
- C. học bằng nhiều hình thức.
- D. học không hạn chế.
Câu 17: Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:
- A. quyền học không hạn chế của công dân.
- B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
- C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 18: Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:
- A. quyền học tập của công dân.
- B. quyền sáng tạo của công dân.
- C. quyền phát triển của công dân.
- D. quyền tự do của công dân.
Câu 19: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện:
- A. quyền học không hạn chế của công dân.
- B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
- C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 20: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện:
- A. quyền học tập của công dân.
- B. quyền sáng tạo của công dân.
- C. quyền phát triển của công dân.
- D. quyền tự do của công dân.
Câu 21: Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện:
- A. quyền học không hạn chế.
- B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
- C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 22: Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện:
- A. quyền học tập của công dân.
- B. quyền sáng tạo của công dân.
- C. quyền phát triển của công dân.
- D. quyền tự do của công dân.
Câu 23: Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi:
- A. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.
- B. dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình.
- C. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.
- D. dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.
Câu 24: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là:
- A. chỉ những người có tiền mới được đi học.
- B. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.
- C. không phân biệt đối xử về cơ hội học tập giữa các công dân.
- D. chỉ có nam giới mới được đi học.
Câu 25: Tài nguyên nào dưới đây có giá trị là tài nghuyên vô tận ?
- A. Dầu mỏ, than đá, khí đốt
- B.Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật
- C. Năng lượng mặt trời
- D.Cây rừng và thú rừng
Câu 26: Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là:
- A. Bảo vệ các loài sinh vật, sử dụng hợp lí tài nguyên
- B. Bảo vệ các loại sinh vật và môi trường sống của chúng.
- C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
- D. Bảo vệ rừng đầu nguồn
Câu 27: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống của con người:
- A.Cung cấp động vật quý hiếm
- B.Thải khí CO2 giúp cây trồng khác quang hợp.
- C.Điều hòa khí hậu, chống sói mòn, ngăn chặn lũ lụt
- D.Là nơi trú ẩn của nhiều loại động vật
Câu 28: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây thuộc lĩnh vực kinh doanh ?
- A. Luật Lao động.
- B. Luật Phòng, chống ma túy.
- C. Luật Thuế thu nhập cá nhân.
- D. Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
Câu 29: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây thuộc lĩnh vực xã hội ?
- A. Luật Giáo dục.
- B. Luật Di sản văn hóa.
- C. Luật Đầu tư.
- D. Pháp lệnh Dân số.
Câu 30: Văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây thuộc lĩnh vực môi trường ?
- A. Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- B. Luật xuất bản.
- C. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- D. Luật Doanh nghiệp
Câu 31: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:
- A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
- B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
- C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
- D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 32: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:
- A. Môi trường.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Quốc phòng, an ninh.
Câu 34: Vấn đề nào sau đây được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhất ?
- A. Xóa đói, giảm nghèo.
- B. Giải quyết việc làm.
- C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.
- D. Kiềm chế sự gia tăng dân số.
Câu 35: Tăng cường quốc phòng, giữ vừng an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó lực lượng nòng cốt là:
- A. Toàn dân.
- B. Quân đội nhân dân.
- C.Công an nhân dân.
- D.Quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Câu 36: Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các quốc gia cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để?
- A. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ
- B. Vấn đề dân số trẻ
- C. Chống ô nhiễm môi trường
- D. Đô thị hóa và việc làm
Câu 37: Điều 64 hiến pháp năm 2013 quy định: Bảo vệ Tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của ……………..?
- A. Toàn Đảng
- B. Toàn Quân
- C. Toàn Dân
- D. Dân Tộc
Câu 38: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
- A. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế
- B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng
- C. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường
- D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.
Câu 39: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu bao gồm .
- A. Đất, nước, dầu mỏ
- B. Đất, nước, sinh vật, rừng.
- C. Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng
- D. Đất, nước, than đá, sinh vật, rừng
Câu 40: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã cần phải ngăn chặn những hành động nào dưới đây.
- A.Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã
- B. Cấm Săn bắt thú hoang dã và động vật quý hiếm
- C. Xây dựng khu bảo tồn, các vườn quốc gia
- D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P1)
- Trắc nghiệm bài 5 quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo GDCD 12 (có đáp án)
- Trắc nghiệm bài 1 pháp luật và đời sống GDCD lớp 12 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 11)