Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P3)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy dịnh trong văn bản nào dưới đây?
- A. Luật Doanh nghiệp.
- B. Hiến pháp.
- C. Luật Hôn nhân và gia đình.
- D. Luật Bảo vệ môi trường.
Câu 2: Chị V bị Giám đốc Công ty kỷ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Khi cho rẳng quyết định của Giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi và lợi ích của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật ?
- A. Quyền tố cáo.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- D. Quyền khiếu nại.
Câu 3: Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiên đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền được tham gia.
- C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- D. Quyền bày tỏ ý kiến.
Câu 4: Phát hiện thấy một nhóm nguời đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, Q đã báo ngay cho cơ quan kiểm lâm. Q đã thực hiện quyền nào dưới đây ?
- A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền khiếu nại.
Câu 5: Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
- A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.
- B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
- C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
- D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 6: Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây ?
- A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.
- C. Góp ý kiến xây dựng các luật liên quan đến học sinh.
- D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Câu 7: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm để ăn trộm, em cần làm gì cho phù hợp?
- A. Xông vào nhà hàng xóm để bắt kẻ gian.
- B. Thông báo ngay cho chú nhà hoặc Công an xã.
- C. Lờ đi coi như không nhìn thấy.
- D. Để đến ngày hôm sau sẽ kể lại sự việc cho nhà hàng xóm đó .
Câu 8: Cho rẳng quyết đinh của Giám đốc Công ty kỷ luật mình với hình thức “Chuyển công tác khác” là trái pháp luật, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây ?
- A. Gửi đến cơ quan cấp trên của Công ty.
- B. Gửi cơ quan công an.
- C. Gửi đến Giám đốc Công ty.
- D. Gửi đến tổ chức Đảng của Công ty.
Câu 9: Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền tự do dân chủ.
- C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- D. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
Câu 10: Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- C. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng.
- D. Quyền công khai, minh bạch.
Câu 11: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo ?
- A. Vô thời hạn.
- B. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
- C. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.
- D. Tùy từng trường hợp.
Câu 12: Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trên địa bàn khu dân cư mình ?
- A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động.
- B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm.
- C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.
- D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.
Câu 13: Biết được trong Nhà trẻ M có một cô giáo hay đánh các cháu bé mỗi khi cháu không chịu ăn, L đã báo cho Ủy ban nhân dân phường. L đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền khiếu nại.
- C. Quyền tố cáo.
- D. Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 14: Vì muốn em trai mình trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, bà V đã vận động một số người bỏ phiếu cho em trai mình. Hành vi của bà V là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
- A. Phổ thông.
- B. Bình đẳng.
- C. Bỏ phiếu kín.
- D. Trực tiếp.
Câu 15: Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông xử phạt tiền 400.000 đồng. Cho rằng, mức phạt như vậy là quá cao anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật ?
- A. Khiếu nại đến Giám đốc công an tỉnh.
- B. Tố cáo đến thủ trưởng đơn vị người Cảnh sát đã phạt mình.
- C. Đăng bài lên Facebook nói xấu người Cảnh sát này.
- D. Khiếu nại đến người Cảnh sát giao thông đã xử phạt mình.
Câu 16: Ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo thể hiện:
- A. Là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện có hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
- B. Là cơ sở để công dân thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thế.
- C. Là cơ sở để thực hiện quyền tự do, ngôn luận.
- D. Là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng bộ máy Nhà nước.
Câu 17: Hằng năm, một sô luật được bổ sung và thay đổi cho phù hợp thực tế. Theo em, ai có quyển tham gia đóng góp?
- A. Người có thẩm quyền
- B. Công dân có trình độ cao
- C. Mọi công dân
- D. Quốc hội.
Câu 18: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
- A. Quyền ứng cử.
- B. Quyền đóng góp ý kiến.
- C. Quyền kiểm tra, giám sát.
- D. Quyền tham quan quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 19: Chị H bị Giám đốc Công ty kỷ luật với hình thức “Chuyển công tác khác”. Chị H muốn làm đơn gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy chị H phải làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật ?
- A. Đơn tố cáo.
- B. Đơn trình bày.
- C. Đơn khiếu nại.
- D. Đơn phản đối.
Câu 20: Hiến pháp nước ta quy định người có quyền ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là:
- A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
- B. Công dân từ đủ 19 tuổi trở lên.
- C. Công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
- D. Công dân từ đủ 21 tuổi trở lên.
Câu 21: Hiến pháp năm 2013 quy định, chủ thể có thể thực hiện quyền khiếu nại là:
- A. cá nhân.
- B. tổ chức.
- C. cán bộ công chức.
- D. cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Câu 22: Quy trình thực hiện khiếu nại, tố cáo có mấy bước?
- A. 3 bước.
- B. 4 bước.
- C. 5 bước.
- D. 6 bước.
Câu 23: Trong quá trình bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, mỗi công dân được phép bỏ mấy lá phiếu?
- A. 1 lá phiếu.
- B. 2 lá phiếu.
- C. 3 lá phiếu.
- D. Không giới hạn số lượng.
Câu 24: Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây
- A. Dân chủ trực tiếp.
- B. Dân chủ gián tiếp
- C. Dân chủ đại diện
- D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 25: Qui định pháp luật về khiếu nại là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền:
- A. dân chủ trực tiếp
- B. dân chủ gián tiếp
- C. dân chủ đại diện.
- D. dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 26: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ giữa:
- A. Nhà nước và xã hội.
- B. Xã hội với công dân.
- C. Công dân với công dân.
- D. Nhà nước và công dân.
Câu 27: Mục đích của quyền khiêu nại nhắm:
- A. chia sẻ thiệt hại của người khiêu nại.
- B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- C. phát hiện những hành vị vi phạm pháp luật
- D. Ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật
Câu 28: Lịch sử phát triển nhân loại có hai hình thức dân chủ chủ yếu là:
- A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
- B. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị trường
- C. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện
- D. Dân chủ gián tiếp và dân chủ nghị trường
Câu 29: Anh D bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc họp Hội đồng nhân dân. Như vậy anh A đã thực hiện
- A. nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
- B. quyền tự do ngôn luận.
- C. quyền tự do báo chí.
- D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 30: Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chỗi công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Người dân xã X và ông K.
- B. Người dân xã X, kế toán M và ông K.
- C. Chủ tịch và người dân xã X.
- D. Chủ tịch xã và ông K..
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P4) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 7)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P3)
- GDCD 12: Bộ 15 đề thi kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Trắc nghiệm bài 4 GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm bài 1 pháp luật và đời sống GDCD lớp 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P4)