Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chuẩn mực về những việc được làm, việc phải làm, việc không được làm là:
- A. Đạo đức.
- B. pháp luật.
- C.kinh tế.
- D. chính trị.
Câu 2: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
- A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
- C. đối với người vi phạm
- D. đối với người sản xuất kinh doanh.
Câu 3: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
- A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- B. Tính quy phạm phổ biến.
- C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
- D. Tính bắt buộc chung.
Câu 4: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
- A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
- B. do Nhà nước ban hành.
- C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
- D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Câu 5: Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
- A. Pháp luật
- B. Giáo dục.
- C. Thuyết phục
- D. Tuyên truyền.
Câu 6: Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?
- A. Không được làm
- B. Không nên làm.
- C. Cần làm
- D. Sẽ làm.
Câu 7: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
- A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tỉnh thần, tình cảm.
- B. quy định các hành vi không được làm.
- C. quy định các bốn phận của công dân.
- D. các quy tắc xử sự chung.
Câu 8: Nội dung nào của văn bản luật dưới đây không phải là văn bản dưới luật?
- A. Nghị quyết.
- B. Luật Hôn nhân và Gia đình.
- C. Chỉ thị.
- D. Nghị định.
Câu 9: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp cua công dân là
- A. ban hành pháp luật.
- B. xây dựng pháp luật.
- C. thực hiện pháp luật.
- D. phổ biến pháp luật.
Câu 10: Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tố chức:
- A. Làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- B. Thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc
- C. không làm những điều pháp luật cấm làm.
- D. Sử dụng đúng đắn các quyền của mình.
Câu 11: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?
- A. Quản lý nhà nước.
- B. An toàn lao động.
- C. Ký kết hợp đồng.
- D. Công vụ nhà nước.
Câu 12: Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
- A. Bốn
- B. Ba
- C. Hai
- D. Một
Câu 13: Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
- A. Bốn loại.
- B. Năm loại.
- C. Sáu loại.
- D. Hai loại.
Câu 14: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật
- A. đi vào cuộc sống.
- B. gắn bó với thực tiễn.
- C. quen thuộc trong cuộc sống.
- D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
Câu 15: Thực hiện pháp luật là hành vi
- A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.
- B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- C. tự nguyện của mọi người.
- D. dân chủ trong xã hội
Câu 16: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
- A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
- C. các quy tắc quản lý nhà nước.
- D. trật tự, an toàn xã hội.
Câu 17: Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện
- A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
- B. công dân bình đẳng về quyền.
- C. công dân bình đẳng về trách nhiệm.
- D. công dân bình đẳng về mặt xã hội.
Câu 18: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người bị xét chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
- A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh đoanh.
- B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
- C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
- D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 19: Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng:
- A. Về quyền và nghĩa vụ
- B. Về nhu cầu và lợi ích.
- C. Trong thực hiện pháp luật.
- D. Về quyền và trách nhiệm
Câu 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân:
- A. Ít nhiều bị phân biệt bởi giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,
- B. Không bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội, giới tính
- C. Bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập.
- D. Phụ thuộc vào dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, thu nhập...
Câu 21: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là:
- A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
- B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
- C. Công dân nào vì phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tố chức đoàn thể mà họ tham gia
- D. Công dân bình đẳng trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật
Câu 22: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
- A. trách nhiệm pháp lý.
- B. quyền và nghĩa vụ.
- C. thực hiện pháp luật.
- D. trách nhiệm trước Tòa án.
Câu 23: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích
- A. thẳng tay trừng trị nguời vi phạm pháp luật.
- B. buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
- C. cảnh cáo những người khác để họ không vi phạm pháp luật.
- D. thực hiện quyền công dân trong xã hội.
Câu 24: Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
- A. trách nhiệm pháp lý.
- B. quyền và nghĩa vụ.
- C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
- D. trách nhiệm và chính trị.
Câu 25: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thể hiện:
- A. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do lao động nữ nghỉ sinh con.
- B. Người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động nữ vì lý do mang thai.
- C. Lao động nam được ưu tiên về độ tuổi, tiêu chuẩn khi tuyển dụng.
- D. Người sử dụng lao động không được sa thải đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nữ vì lý do nghỉ thai sản.
Câu 26: Bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng và tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là bình đẳng trong
- A. Hôn nhân.
- B. Tình yêu và hôn nhân.
- C. Gia đình.
- D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 27: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung nào sau đây?
- A. Bình đẳng giữa vợ và chồng.
- B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- D. Bình đẳng giữa anh, em cùng họ.
Câu 28: Khoản 2 Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con là “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyển thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này nói về bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây ?
- A. Giữa anh, chị, em với nhau.
- B. Giữa cha mẹ và con.
- C. Giữa các thế hệ.
- D. Giữa mọi thành viên.
Câu 29: Doanh nghiệp tư nhân bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước trong việc hợp tác liên doanh sản xuất với doanh nghiệp nước ngoài là biểu hiện bình đẳng
- A. trong kinh doanh.
- B. trong lao động.
- C. trong tìm kiếm thị trường.
- D. trong hợp tác quốc tế.
Câu 30: Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân
- A. trước pháp luật về kinh doanh.
- B. trong tuyển dụng lao động.
- C. trước lợi ích trong kinh doanh.
- D. trong giấy phép kinh doanh.
Câu 31: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện trong quan hệ nào dưới đây ?
- A. Quan hệ thân nhân.
- B. Quan hệ tài sản.
- C. Quan hệ hợp tác.
- D. Quan hệ tinh thần.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con ?
- A. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.
- B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.
- C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.
- D. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai.
Câu 33: Việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
- A. Ăn mặc luộm thuộm khi tham quan thánh đường, đền chùa.
- B. Cởi dép trước khi vào chánh điện lễ Phật.
- C. Hút thuốc lá trong đền chùa, nhà thờ.
- D. Cười nói ồn ào trong các khu vực trang nghiêm của nhà thờ, nhà chùa.
Câu 34: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết là thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa, giáo dục.
- D. Tự do tín ngưỡng.
Câu 35: Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử. Một lần, do cố tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
- A. Ông H và anh M.
- B. Anh M, anh N và bà K.
- C. Ông H, anh M và anh N.
- D. Ông H và anh N.
Câu 36: Việc làm nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
- A. Thắp hương trước lúc đi xa.
- B. Không ăn trứng trước khi đi thi
- C. Yểm bùa
- D. Xem bói để biết trước tương lai.
Câu 37: Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kì họp thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016 có hiệu lực thi hành từ khi nào ?
- A. Ngày 01 tháng 07 năm 2016.
- B. Ngày 01 tháng 01 năm 2017
- C. Ngày 01 tháng 07 năm 2017.
- D. Ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Câu 38: Dân tộc được hiểu theo nghĩa:
- A. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia
- B. Một dân tộc thiểu số
- C. Một dân tộc ít người
- D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ
Câu 39: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là:
- A. Niềm tin
- B. Nguồn gốc
- C. Hậu quả xấu để lại
- D. Nghi lễ
Câu 40: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc:
- A. Các bên cùng có lợi
- B. Bình đẳng
- C. Đoàn kết giữa các dân tộc
- D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
- Trắc nghiệm bài 6 công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 13)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)