Trắc nghiệm bài 2 thực hiện pháp luật GDCD 12 (có đáp án)
Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm bài 2 sgk GDCD lớp 12. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật
A. đi vào cuộc sống. B. gắn bó với thực tiễn.
C. quen thuộc trong cuộc sống. D. có chỗ đứng trong thực tiễn.
Câu 2. Thực hiện pháp luật là hành vi
A. thiện chí của cá nhân, tổ chức. B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. tự nguyện của mọi người. D. dân chủ trong xã hội.
Câu 3. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây ?
A. Quản lý nhà nước. B. An toàn lao động.
C. Ký kết hợp đồng. D. Công vụ nhà nước.
Câu 4. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ?
A. Bốn B. Ba C. Hai D. Một
Câu 5. Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại. B. Năm loại.
C. Sáu loại. D. Hai loại.
Câu 6. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.
C. các quy tắc quản lý nhà nước.
D. trật tự, an toàn xã hội.
Câu 7. Người phải chịu trách nhiệm hình sự có thể chịu:
A. hình phạt tù. B. phê bình.
C. hạ bậc lương. D. kiểm điểm
Câu 8: Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà PL:
A. Quy định B. Cho phép làm
C. Quy định làm D. Quy định phải làm.
Câu 9: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 10: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 12: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 13: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 14: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:
A. quy tắc quản lí của nhà nước
B. quy tắc kỉ luật lao động
C. quy tắc quản lí XH
D. nguyên tắc quản lí hành chính
Câu 15: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 17. Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
A. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
B. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài
C. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Tổ chức hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
Câu 18. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi
D. Người dưới 18 tuổi
Câu 19: Vi phạm kỉ luật là hành vi:
A. Xâm phạm các quan hệ lao động.
B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.
C. Xâm phạm các quan hệ về kỉ luật lao động.
D. Câu a và b.
Câu 20. Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là:
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 21. Trách nhiệm pháp lý áp dụng nhằm
A. giáo dục và răn đe những người vi phạm
B. để cá nhân biết được trách nhiệm của mình
C. đem lại sự phát triển cho xã hội
C. Cả A và C đúng.
Câu 22. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là
A. Giáo dục, răn đe là chính
B. Có thể bị phạt tù
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên .
Câu 23. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 24. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là
A. vi phạm kỷ luật.
B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm nội quy cơ quan.
D. vi phạm dân sự.
Câu 25. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
B. nội quy trường học.
C. các quan hệ xã hội.
D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.
Câu 26. Người sản xuất hàng hóa để bán ra thị trường mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm
A. dân sự. B. hành chính.
C. trật tự xã hội. D. quan hệ kinh tế.
Câu 27. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể:
A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
B. hiểu được hành vi của mình.
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
Câu 28. Vi phạm pháp luật là hành vi
A. trái thuần phong mĩ tục.
B. trái pháp luật.
C. trái đạo đức xã hội.
D. trái nội quy của tập thể.
Câu 29: Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phải chịu trách nhiệm:
A. Hình sự B. Hành chính
C. Dân sự D. Kỉ luật
Câu 30: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường hợp này N vi phạm:
A. Hình sự B. Hành chính
C. Dân sự D. Kỉ luật
Câu 31: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
D. Người từ dưới 16 tuổi
Câu 32. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là:
A. hành vi vi phạm pháp luật
B. tính chất phạm tội
C. mức độ gây thiệt hại của hành vi.
D. khả năng nhận thức của chủ thể:
Câu 33. Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7
Câu 34. Đối với công chức nhà nước, các hình thức kỷ luật bao gồm
A. bồi thường thiệt hại, khiển trách, cảnh báo, buộc xin lỗi
B. khiển trách, cảnh báo, hạ lương, buộc thôi việc
C. khiển trách, bồi thường thiệt hại, cảnh báo, buộc thôi việc
D. phạt vi phạm, khiển trách, bồi thường thiệt hại, cảnh báo, buộc thôi việc
Câu 35. Phương hướng chính để đề phòng và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật là
A. xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật
B. hoàn chỉnh cơ chế thực thi pháp luật một cách có hiệu quả
C. xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
D. đẩy mạnh phát triển kinh tế song song với chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí
Câu 36. Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài
A. Dân sự. B. Hình sự.
C. Hành chính. D. Kỷ luật
Câu 37. Năng lực của chủ thể bao gồm
A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
B. Năng lực pháp luật và năng lực công dân
C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức.
D. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức
Câu 38. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn ñến hậu quả người đó chết, thì:
A. vi phạm pháp luật dân sự
B. phải chịu trách nhiệm hình sự
C. vi phạm pháp luật hành chính
D. Bị xử phạt hành chính
Câu 39. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của
A. giáo dục pháp luật. B. trách nhiệm pháp lí.
C. thực hiện pháp luật. D. vận dụng pháp luật.
Câu 40. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây ?
A. Cảnh cáo.
B. Phê bình.
C. Chuyển công tác khác.
D. Buộc thôi việc.
Câu 41. Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật ?
A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
C. Mọi cơ quan, tổ chức.
D. Mọi công dân.
Câu 42. Công chức nhà nước vi phạm những điều cấm không được làm là vi phạm
A. hành chính. C. nội quy lao động.
B. kỉ luật. D. quy tắc an toàn lao động.
Câu 43. Hành vi nào dưới đây không phải là trái pháp luật ?
A. Đi xe máy vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Học sinh 16 tuổi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy.
C. Học sinh 12 tuổi đi xe đạp điện đến trường.
D. Đỗ xe đạp dưới lòng đường.
Câu 44. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ?
A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
Câu 45. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự ?
A. Làm mất tài sản của người khá.
B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.
C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khá.
D. Người mua hàng không trả tiền đúng thời hạn cho người bán.
Câu 46. Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 47. Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật
A. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ
B. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau
C. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền
D. Quyền của cá nhân , tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân , tổ chức khác
Câu 48. Ông B đi vào đường ngược chiều, chưa gây tai nạn cho ai nhưng CSGT đã xử phạt với việc xử phạt đó nhằm mục đích gì ?
A. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho chính ông B
B. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật (đi ngược chiều)
C. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho người khác
D. Cả 3 đều đúng
Câu 49. Quan hệ xã hội nào dưới đây không phải là quan hệ pháp luật
A. Anh A chị B làm thủ tục đăng ký kết hôn
B. Quan hệ về tình yêu nam – nữ
C. Chị N ra chợ mua rau
D. Quan hệ lao động
Câu 50. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng ,khung hình cao nhất là :
A. 7 năm. B. 5 năm.
C. 3 năm. D. 8 năm
Câu 51. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.
B. Cảnh cáo, phạt tiền
C. Cảnh cáo, giam xe.
D. Phạt tiền, giam xe
Câu 52. M đánh H gây thương tích 15% . Theo anh (chị) M phải chịu hình phạt nào ?
A. Răn đe , giáo dục
B. Phạt tù
C. Cảnh cáo và bồi thường tiền thuốc men cho H
D. Tạm giữ để giáo dục
Câu 53. Tên O rủ C,D,H,T đi cắt trộm cáp điện , khi bị phát hiện , theo anh (chị) công an sẽ xử lý như thế nào?
A. Phạt tù mình O vì là kẻ chủ mưu
B. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi dây cáp
C. Phạt tù cả 5 tên trong đó O tội nặng hơn
D. Phạt tiền, giáo dục, răn đe
Câu 54. Năng lực trách nhiệm pháp lí của cá nhân bao gồm:
A. độ tuổi và nhận thức. B. độ tuổi và trình độ.
C. độ tuổi và hành vi. D. nhận thức và hành vi.
Câu 55. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong
A. Bộ luật Hình sự.
B. Luật Hành chính.
C. Luật An ninh Quốc gia.
D. Luật Phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 56. Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự ?
A. Tham ô tài sản của Nhà nước.
B. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
C. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.
D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.
Câu 57. Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
A. Hình sự. B. Hành chính.
C. Kỷ luật. D. Dân sự.
Câu 58. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Sáng kiến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thực hành pháp luật.
Câu 59. Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây ?
A. Thi hành pháp luật. B. Cưỡng chế pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Đảm bảo pháp luật.
Câu 60. Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đường bộ
A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay
B. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần
C. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt
D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
Câu 61. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật ?
A. Cướp giật dây chuyền ,túi xách người đi đường
B. Chặt cành ,tỉa cây mà không đặt biển báo
C. Vay tiền dây dưa không trả
D. Xây nhà trái phép
Câu 62. Trong các nghĩa vụ sau đây nghĩa vụ nào không phải là nghĩa vụ pháp lý ?
A. Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già
B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
C. Thanh niên đủ 18 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự
D. Đoàn viên thanh niên phải chấp hành điều lệ của Đoàn
Câu 63. Nếu người sử dụng lao động buộc người lao động thôi việc trái pháp luật thì người lao động có quyền
A. Kiện ra tòa
B. Yêu cầu người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại trong thời gian bị buộc thôi việc
C. Yêu cầu người sử dụng lao động phải tiếp nhận người lao động trở lại làm việc bình thường
D. Cả 3 đều đúng
Câu 64. Các học sinh nam lớp 11 Trường Trung học phổ thông X xin phép cô giáo chủ nhiệm cho nghỉ học để đi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở phường. Việc làm này là hình thức
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 65. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Q ở nhà làm theo nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của Q là biểu hiện thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Thi hành pháp luật. B. Làm theo pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 66. Học xong Trung học phổ thông, anh K đã gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị được mở hiệu cắt tóc, làm đầu. Anh K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 67. Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải điều trị tốn kém hơn 40 triệu đồng. Trong trường hợp này, K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
A. Hình sự. B. Hành chính.
C. Hình sự và kỷ luật. D. Hình sự và dân sự.
Câu 68. D biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng D không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của D là thuộc loại hành vi nào dưới đây ?
A. Hành vi im lặng.
B. Hành vi tuân thủ pháp luật.
C. Hành vi không hành động.
D. Hành vi hợp pháp.
Câu 69. Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào ?
A. Cảnh cáo phạt tiền chị B
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A
C. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp
D. Phạt tù chị B
Câu 70. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào ?
A. Trách nhiệm hành chính. B. Trách nhiệm hình sự
C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1 - A | 2 - B | 3 - A | 4 - A | 5 - A | 6 - A |
7 - A | 8 - D | 9 - D | 10 - A | 11 - C | 12 - D |
13 - B | 14 - A | 15 - B | 16 - B | 17 - A | 18 - A |
19 - D | 20 - B | 21 - C | 22 - A | 23 - C | 24 - A |
25 - A | 26 - B | 27 - A | 28 - B | 29 - A | 30 - D |
31 - C | 32 - A | 33 - B | 34 - B | 35 - C | 36 - B |
37 - A | 38 - B | 39 - B | 40 - B | 41 - B | 42 - B |
43 - A | 44 - A | 45 - B | 46 - D | 47 - D | 48 - D |
49 - C | 50 - A | 51 - A | 52 - C | 53 - D | 54 - A |
55 - A | 56 - B | 57 - C | 58 - C | 59 - C | 60 - A |
61 - B | 62 - D | 63 - D | 64 - C | 65 - C | 66 - C |
67 - D | 68 - C | 69 - A | 70 - B |
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P1)