Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P3)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Pháp luật và đời sống (P3). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện

  • A. kinh tế, chính trị, xã hội
  • B. kinh tế, chính trị, tư tưởng
  • C. kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • D. kinh tế, chính trị, văn hóa

Câu 2. “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

  • A. Tính quy phạm phổ biến
  • B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung
  • D. Tính ý chí và khách quan

Câu 3: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng:

  • A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
  • C. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến
  • D. Tính ý chí

Câu 4. "Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Nhận định

này muốn đề cập đến:

  • A. chức năng của pháp luật.
  • B. vai trò của pháp luật.
  • C. đặc trưng của pháp luật.
  • D. nhiệm vụ của pháp luật.

Câu 5. Pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình là biểu hiện cụ thể về

  • A. vai trò của pháp luật.
  • B. bản chất của pháp luật.
  • C. đặc trưng của pháp luật.
  • D. chức năng của pháp luật.

Câu 6. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bát nguồn từ

  • A. xã hội.
  • B. chính trị.
  • C. kinh tế.
  • D. đạo đức.

Câu 7. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của

  • A. giai cấp công nhân.
  • B. giai cấp nông dân.
  • C. tầng lớp trí thức.
  • D. giai cấp cầm quyền

Câu 8. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm bảo đảm thực hiện pháp luật bằng quyền lực của mình?

  • A. Nhân dân.
  • B. Nhà nước.
  • C. Công dân.
  • D. Giai cấp.

Câu 9. Việc pháp luật chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền cũng như trình tự và thủ tục pháp lí là thể hiện

  • A. vai trò của pháp luật.
  • B. đặc trưng của pháp luật.
  • C. chức năng của pháp luật.
  • D. nhiệm vụ của pháp luật.

Câu 10: Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ............... mà nhà nước là đại diện.

  • A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
  • B. phù hợp với ý chí nguyện vong của nhân dân
  • C. phù hợp với các quy phạm đạo đức
  • D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân

Câu 11: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là:

  • A. từ đủ 14 đến dưới 16.
  • B. từ 14 đến đủ 16
  • C. từ đủ 16 đến dưới 18.
  • D. từ 16 đến đủ 18

Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ:

  • A. Lợi ích kinh tế của mình
  • B. Các quyền của mình
  • C. Quyền và nghĩa vụ của mình
  • D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 13. Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức cùng hướng tới là

  • A. công minh, trung thực, bình đăng, bác ái.
  • B. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
  • C. công bằng, hoà bình, tôn trọng, tự do.
  • D. công minh, lẽ phải, bác ái, bình đẳng.

Câu 14. Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?

  • A. Hai.
  • B. Ba.
  • C. Bốn.
  • D. Năm

Câu 15: Văn bản luật bao gồm:

  • A. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của QH
  • B. Luật, Bộ luật
  • C. Hiến pháp, Luật, Bộ luật
  • D. Hiến pháp, Luật

Câu 16: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

  • A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
  • B. các quy tắc quản lí nhà nước
  • C. các điều luật và các quan hệ hành chính
  • D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính

Câu 17: Con cái chửi, mắng cha, mẹ thì sẽ bị:

  • A. dư luận lên án.
  • B. vi phạm pháp luật hành chính
  • C. vi phạm pháp luật dân sự.
  • D. vi phạm pháp luật hình sự

Câu 18. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện

  • A. tính chất chung của pháp luật.
  • B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
  • C. tính phù hợp của pháp luật.
  • D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.

Câu 19: Nội dung : “Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyên mà nhà nước lả đại diện” phản ánh :

  • A. tính quyền lực của pháp luật.
  • B. bản chất giai cấp của pháp luật.
  • C. bản chất xã hội của pháp luật.
  • D. tính bắt buộc chung của pháp luật.

Câu 20: Để thê hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện:

  • A. quan trọng.
  • B. quyết định.
  • C. đặc thù.
  • D. chủ yếu.

Câu 21: Bộ luật Hình sự của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bố?

  • A. Quốc hội
  • B. Thủ tướng Chính phủ.
  • C. Chính phủ
  • D. Chủ tịch nước.

Câu 22: Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất:

  • A. Dân tộc
  • B. Xã hội
  • C. Thời đại
  • D. Nhân loại

Câu 23: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đó là đại diện thể hiện điều gì?

  • A. Bản chất xã hội của pháp luật.
  • B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
  • C. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
  • D. Tính quy phạm phô biến của pháp luật.

Câu 24: Hiến pháp của nước ta hiện nay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào công bô?

  • A. Quốc hội.
  • B. Thủ tướng Chính phủ.
  • C. Chủ tịch nước.
  • D. Chính phủ.

Câu 25. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là

  • A. sử dụng pháp luật.
  • B. thi hành pháp luật
  • C. tuân thủ pháp luật.
  • D. áp dụng pháp luật

Câu 26. Nội dung nào dưới đây không thể hiện pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội băng pháp luật?

  • A. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình.
  • B. Nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, Cơ quan trong cả nước.
  • C. Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật.
  • D. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bằng.

Câu 27: Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuê là thê hiện:

  • A. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
  • B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
  • C. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
  • D. tính xác định chặt chẽ về nội dung của pháp luật

Câu 28: Cảnh sát giao thông xử lí đúng luật việc A đi xe máy ngược chiều và gây tai nạn là biểu hiện rõ nhất đặc trưng nào dưới đây của pháp luật:

  • A. Tính quy phạm phổ biến
  • B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
  • C. Tính chặt chẽ về hình thức
  • D. Tính chặt chẽ về nội dung

Câu 29: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật?

  • A. Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh B ban hành Quy chế làm việc của ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kì 2016 - 2021
  • B. Quyết định của Ủy ban nhân đân tình B về việc bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành trước đó
  • C. Chỉ thị 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường
  • D. Lệnh công bố Hiến pháp của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 30: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thâm quyên ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào dưới đây?

  • A. Nghị quyết.
  • B. Thông tư.
  • C. Quyết định.
  • D. Pháp lệnh.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 1: Pháp luật và đời sống


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P4) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P1)
  • 31 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021