Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P2)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Pháp luật và đời sống (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của

  • A. mỗi cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền.
  • B. từng người dân và của toàn xã hội.
  • C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội.
  • D. những người cần được giáo dục, giúp đỡ.

Câu 2. Pháp luật là phương tiện để công dân

  • A. thực hiện quyền của mình.
  • B. thực hiện mong muốn của mình.
  • C. đạt được lợi ích của mình.
  • D. làm việc có hiệu quả.

Câu 3. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và

  • A. tổ chức thực hiện pháp luật.
  • B. xây dựng chủ trương, chính sách.
  • C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.
  • D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Câu 4: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện:

  • A. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội
  • B. Đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật
  • C Pháp lật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức
  • D. Các qui tắc của pháp luật cũng là quy tắc của đạo đức

Câu 5. Trên cơ sở quy định chung của pháp luật về kinh doanh, ông Q đã đăng ký mở cửa hàng thực phẩm và được chấp thuận. Việc làm của ông Q thể hiện pháp luật là phương tiện như thế nào đối với công dân ?

  • A. Để công dân lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • B. Để công dân có quyền tự do hành nghề.
  • C. Để công dân thực hiện quyền của mình.
  • D. Để công dân thực hiện được ý định của mình.

Câu 6. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Bản chất giai cấp.
  • B. Bản chất xã hội.
  • C. Bản chất tự nhiên.
  • D. Bản chất nhân dân

Câu 7. Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện

  • A. tính chất chung của pháp luật.
  • B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
  • C. tính phù hợp của pháp luật.
  • D. tính phổ biễn rộng rãi của pháp luật.

Câu 8. Pháp luật là phương tiện đặc thù đề thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức – là thể hiện các mối quan hệ nào dưới đây ?

  • A. Quan hệ pháp luật với chính trị.
  • B. Quan hệ pháp luật với đạo đức.
  • C. Quan hệ pháp luật với xã hội.
  • D. Quan hệ pháp luật với đạo đức.

Câu 9. Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường ở đô thị, khu dân cư, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện, pháp luật bắt nguồn từ đâu ?

  • A. Từ cuộc sống ở đô thị.
  • B. Từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • C. Từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • D. Từ yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 10. Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “... cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây ?

  • A. Giữa gia đình với đạo đức.
  • B. Giữa pháp luật với đạo đức.
  • C. Giữa đạo đức với xã hội.
  • D. Giữa pháp luật với gia đình.

Câu 11. Căn cứ vào quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, công dân thực hiện quyền của mình, được hiểu pháp luật là phương tiện để

  • A. công dân thực hiện nghĩa vụ của mình.
  • B. công dân thực hiện quyền của mình.
  • C. công dân đạt được mục đích của mình.
  • D. mọi người yên tâm sản xuất kinh doanh.

Câu 12. Công ty A và công ty B cùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuát kinh doanh nên đều bị xử phạt hành chính, điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Tính nghiêm minh của pháp luật.
  • B. Tính trừng phạt của pháp luật.
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. Tính giáo dục của pháp luật.

Câu 13. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất

  • A. xã hội.
  • B. chính trị.
  • C. kinh tế.
  • D. văn hóa.

Câu 14. Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính cụ thể về mặt nội dung.
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 15: Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

  • A. kinh tế
  • B. đạo đức.
  • C. chính trị
  • D. văn hóa.

Câu 16. Pháp luật phải được xác định chặt chẽ về mặt hình thức nhằm mục đích gì?

  • A. Để pháp luật thể hiện tính nghiêm minh
  • B. Để điển đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến thực hiện sai các quy định của pháp luật
  • C. Để áp dụng được với mọi cá nhân, tố chức trong xã hội
  • D. Để pháp luật phủ hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền

Câu 17. Pháp luật được hiểu đầy đủ là:

  • A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
  • B. Những luật và điều luật cụ thế trong thực tế đời sống
  • C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
  • D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thế của từng địa phương.

Câu 18: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Tính nghiêm túc.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính nhân dân và xã hội.
  • D. Tính quần chúng rộng rãi.

Câu 19. Công ty sản xuất nước nước mắm Y đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin không đúng sự thật rằng nước mắm của công ty Y có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân ?

  • A. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
  • B. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
  • C. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
  • D. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 20. Pháp luật của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ cho lợi ích của giai cấp nào? .

  • A. Giai cấp vô sản.
  • B, Giai cấp công nhân và nông dân.
  • C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động
  • D. Giai cấp tiến bộ trong xã hội

Câu 21. Năm 2010, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ duyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, tránh sử dụng phải hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc ban hành Luật này là thể hiện vai trờ nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Là công cụ điều chỉnh hoạt động kinh tế.
  • B. Là công cụ điều hành hoạt động xã hội.
  • C. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
  • D. Là phương tiện trừng phạt người vi phạm.

Câu 22. Chị Q có con nhỏ 10 tháng tuổi nên đôi khi phải xin phép nghỉ việc để chăm sóc con ốm. Vì thấy chị xin nghỉ việc nhiều nên Giám đốc Công ty đã ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí công tác khác. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị đã làm đơn khiếu nại vầ quyết định không thực hiện. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây với mỗi công dân ?

  • A. Là cơ sở để công dân kiến nghị với cấp trên.
  • B. Là cơ sở hợp pháp để công dân đấu tranh bảo vệ tuyệt đối cho quyền lợi của mình.
  • C. Là cơ sở để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • D. Là phương tiện để công dân bảo vệ mọi yêu cầu của mình.

Câu 23. Pháp luật là phương tiện để công dân

  • A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. bảo vệ mọi quyền lợi của mình.
  • C. bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.
  • D. bảo vệ mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.

Câu 24. Đâu là đặc trưng của pháp luật? .

  • A. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với các quy phạm đạo đức.
  • B. Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chính trị.
  • C. Pháp luật có tính quy phạm phố biến; tính quyền lực. bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
  • D. Pháp luật có tính lịch sử, tự nhiên và xã hội

Câu 25. Tính quyền lực, bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với

  • A. đạo đức.
  • B. kinh tế.
  • C. chủ trương.
  • D. đường lối.

Câu 26: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:

  • A. Pháp luật ban hành vì sự phát triển của xã hội
  • B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
  • C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
  • D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội

Câu 27. Theo quy định của pháp luật, anh K đã xin mở cửa hàng điện tử và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây đối với công dân ?

  • A. Là phương tiện để công dân thực hiện sản xuất kinh doanh.
  • B. Là phương tiện để công dân thực hiện nghĩa vụ kinh doanh.
  • C. Là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
  • D. Là phương tiện để công dân hành xử theo pháp luật.

Câu 28. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác thể hiện ở chỗ, pháp luật được áp dụng

  • A. đối với tất cả mọi người.
  • B. chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
  • C. chỉ những người là công chức Nhà nước.
  • D. đối với những người vi phạm pháp luật.

Câu 29. Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với

  • A. Các lĩnh vực của đời sống xã hội
  • B. Lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • C. Việc xây dựng và bảo vệ đất nước
  • D. Phát triển kinh tế đất nước

Câu 30. Pháp luật phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các quy định về

  • A. Dân số và giải quyết việc làm
  • B. Phòng, chống tệ nạn xã hội
  • C. Xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
  • D. Cả A,B,C đều đúng
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 1: Pháp luật và đời sống


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P4) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P1)
  • 19 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021