Trắc nghiệm bài 7 công dân với các quyền dân chủ GDCD 12 (có đáp án)
Nhằm củng cố lại kiến thức cho các bạn học sinh một cách hiệu quả nhất. KhoaHoc đã soạn thảo và sưu tập bộ câu hỏi trắc nghiệm bài 7 công dân với các quyền dân chủ sgk GDCD lớp 12. Trong bộ câu hỏi trắc nghiệm này có đa dạng câu hỏi trắc nghiệm theo nhiều mức độ khác nhau từ dễ, trung bình và khó. Hi vọng giúp các bạn ôn tập kiến thức tốt nhất.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?
A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi.
C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi.
Câu 2. "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là
A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
B. Hình thức dân chủ gián tiếp
C. Hình thức dân chủ tập trung.
D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
Câu 3. Quyền ứng xử của công dân được thực hiện bằng nhữn cách nào dưới đây ?
A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
B. Vận động người khác giới thiệu mình.
C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử.
D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 4. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
A. Quyền tố cáo B. Quyền ứng cử
C. Quyền bãi nại. D. Quyền khiếu nại
Câu 5. Quyền bầu cử của công dân được quy định :
A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.
B. Ai cũng có quyền bầu cử.
C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.
D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử.
Câu 6. “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”.
A. Quyền khiếu nại B. Quyền bầu cử
C. Quyền tố cáo. D. Quyền góp ý
Câu 7. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.
Câu 8. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là
A. 21/5/1990 B. 21/4/1991
C. 21/5/1994. D. 21/5/1993
Câu 9. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia
A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Câu 10. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?
A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù.
B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.
C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà.
D. Người đang đi công tác xa nhà.
Câu 11. Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là
A. 21/5/1993 B. 21/4/1995
C. 21/5/1994. D. 21/5/1996
Câu 12. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện
A. quyền tham gia quản lý nhà nước.
B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội.
C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 13. Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt:
A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Tình trạng pháp lý
C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 14. Ai dưới đây có quyền khiếu nại ?
A. Mọi cá nhân, tổ chức.
B. Chỉ có cá nhân.
C. Những người từ 20 tuổi trở lên.
D. Chỉ những người là công chức nhà nước.
Câu 15. Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
A. Người bị khởi tố dân sự
B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án
C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương
D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án
Câu 16. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử
A. bình đẳng. B. phổ thông.
C. công bẳng. D. dân chủ.
Câu 17. Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
A. phục hồi B. bù đắp.
C. chia sẻ D. khôi phục
Câu 18. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Mọi cơ quan nhà nước.
D. Các cơ quan tư pháp.
Câu 19. Mục đích của quyền tố cáo nhằm .......các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
A. phát hiện, ngăn ngừa B. phát sinh
C. Phát triển, ngăn chặn D. phát hiện, ngăn chặn
Câu 20. Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng:
A. 1 con đường duy nhất.
B. 2 con đường
C. 3 con đường.
D. 4 con đường
Câu 21. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép.
B. Bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt quá mức.
C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế.
D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo.
Câu 22. Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở
A. Phạm vi cả nước. B. Phạm vi cơ sở
C. Phạm vi địa phương. D. Phạm vi cơ sở và địa phương
Câu 23. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở, cán bộ cơ quan có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
A. Khiếu nại quyết dịnh của Giám đốc Sở.
B. Tố cáo với người có thẩm quyền.
C. Nói chuyện đó với nhiều người.
D. Đăng thông tin trên Facebook.
Câu 24. Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 25. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là
A. mục dích của tố cáo.
B. nguyên tắc của tố cáo.
C. trách nhiệm của người tố cáo.
D. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
Câu 26. Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là:
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 27. B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ?
A. Lờ đi coi như không biết.
B. Truy bắt người ăn trộm.
C. Báo cho cơ quan công an gần nhất.
D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết.
Câu 27. Người khiếu nại có các quyền và nghãi vụ do luật nào quy định ?
A. Luật Khiếu nại. B. Luật Hành chính.
C. Luật báo chí. D. Luật tố cáo.
Câu 28. Nhân dân được thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật của Nhà nước là một nội dung thuộc
A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Câu 29. Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới đây của bà H ?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông.
C. Trực tiếp. D. Tự nguyện.
Câu 30. "Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và quyền ứng cử cũng chính là bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế." là một nội dung thuộc
A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử
B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử
C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 31. "Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu nhân dân." là một nội dung thuộc:
A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử
B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử
C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 32. "Quyền bầu cử và quyền ứng cử được thể hiện một cách khái quát là: Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân." là một nội dung thuộc:
A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử
B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử
C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử
D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Câu 33. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân
A. bất kỳ.
B. có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại.
C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết, khiếu nại.
D. thuộc ngành Thanh tra.
Câu 34. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân?
A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.
C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.
Câu 35. Nhân dân biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị để quyết định về những vấn đề liên quan ở địa phương là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
C. Quyền tự do bày tở ý kiến, nguyện vọng.
D. Quyền công khai, minh bạch.
Câu 36. Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
A. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.
B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 37. Cho rẳng quyết đinh của Giám đốc Công ty kỷ luật mình với hình thức “Chuyển công tác khác” là trái pháp luật, chị D làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị D có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây ?
A. Gửi đến cơ quan cấp trên của Công ty.
B. Gửi cơ quan công an.
C. Gửi đến Giám đốc Công ty.
D. Gửi đến tổ chức Đảng của Công ty.
Câu 38. Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước ... là:
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 39. Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là
A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện
B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp
C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định
D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra
Câu 40. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do dân chủ.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
Câu 41. Thấy trong khu dân cư của mình có lò giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trên địa bàn khu dân cư mình ?
A. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động.
B. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm.
C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này.
D. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm.
Câu 42. Vì muốn em trai mình trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phường, bà V đã vận động một số người bỏ phiếu cho em trai mình. Hành vi của bà V là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng.
C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 43. Là học sinh lớp 12, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây ?
A. Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.
C. Góp ý kiến xây dựng các luật liên quan đến học sinh.
D. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Câu 44. Vì cho rẳng quyết định của Giám đốc công ty kỷ luật chị X với hình thức “Hạ bậc lương” là không đúng pháp luật, chị X làm đơn khiếu nại quyết định này. Chị X có thể gửi đơn khiếu nại đến ai dưới đây ?
A. Gửi đến Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
B. Gửi đến cơ quan công an.
C. Gửi đến Giám đốc Công ty, người đã ký quyết định.
D. Gửi đến Công đoàn của Công ty.
Câu 45. Cứ mỗi buổi tối muộn, trên đường đi tập thể dục về A thường thấy xe của cơ sở sản xuất bánh kẹo đổ chất thải chưa qua xử lý xuống lòng hồ, gây ô nhiễm môi trường, A muốn tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy A cần làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật ?
A. Đơn trình bày.
B. Đơn khiếu nại.
C. Đơn tố cáo.
D. Đơn phản đối.
Câu 46. Bà Tr. Là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị Giám đốc sở này ra quyết định kỷ luật “Chuyển công tác khác”. Bà Tr. Có thể gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây cho đúng pháp luật ?
A. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
B. Thanh tra chính phủ.
C. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
D. Cơ quan Công an tỉnh.
Câu 47. Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền được tham gia.
B. Quyền kiểm tra, giám sát.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
D. Quyền tự do dân chủ.
Câu 48. H và T phát hiện thấy một nhóm người đang cưa trộm gỗ trong vườn quốc gia, H và T cần làm gì để thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền khiếu nại của công dân.
B. Báo ngay cho các chú công an, thực hiện quyền tố cáo của công dân.
C. Báo ngay cho Chủ tích Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện quyền tự do ngôn luận.
D. Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, thực hiện quyền tố cáo của công dân.
Câu 49. Hai cán bộ quản lý thị trường đã nhận của bà D một số tiền để bà bán một số mặt hàng không có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Biết được việc này, bà C muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy, bà C phải làm gì và làm như thế nào cho đúng pháp luật ?
A. Gửi đơn khiếu nại đến thanh tra tỉnh.
B. Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
C. Gửi đơn tố cáo đến Công an tỉnh.
D. Gửi đơn tố cáo đến Chi cục quản lý thị trường tỉnh.
Câu 50. Sau cuộc họp trao đổi, bàn bạc, nhân dân xã M đã thống nhất biểu quyết về việc xãy dựng một đoạn đường liên thôn trong xã, trong đó nhân dân có đóng gớp một phần kinh phí. Đây là biểu hiện của quyền nào của công dân ?
A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền tham gia xây dựng quê hương.
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
1 - A | 2 - A | 3 - A | 4 - D | 5 - A |
6 - C | 7 - A | 8 - A | 9 - A | 10 - A |
11 - A | 12 - A | 13 - A | 14 - A | 15 - B |
16 - A | 17 - A | 18 - A | 19 - A | 20 - B |
21 - A | 22 - A | 23 - A | 24 - D | 25 - A |
26 - A | 27 - C | 28 - A | 29 - C | 30 - C |
31 - A | 32 - B | 33 - C | 34 - B | 35 - B |
36 - B | 37 - D | 38 - C | 39 - B | 40 - A |
41 - C | 42 - C | 43 - C | 44 - C | 45 - C |
46 - C | 47 - C | 48 - C | 49 - D | 50 - D |
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 15)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P3)
- Trắc nghiệm bài 4 GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)