Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P2)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P2). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây ?
- A. Bình đẳng trong kinh doanh.
- B. Bình đẳng trong lao động.
- C. Bình đẳng về chính trị.
- D. Bình đẳng về kinh tế - xã hội.
Câu 2: Chị Mai tự ý quyết định việc chăm sóc nuôi dậy con cái mà không tôn trọng ý kiến của anh Nam. Chị Mai đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
- A. Nhân thân,
- B. Tài sản
- C. Huyết thống.
- D. Tình cảm.
Câu 3: Anh A quyết định mang cầm cố chiếc xe ô tô của hai vợ chồng để làm ăn kinh đoanh mà không bàn bạc với chị B. Anh đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
- A. Nhân thân.
- B. Tình cảm,
- C. Tài sản chung.
- D. Tài sản riêng.
Câu 4. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung là nội dung bình dẳng giữa vợ và chồng trong qun hệ nào dưới đây ?
- A. Quan hệ tài sản.
- B. Quan hệ nhân thân.
- C. Quan hệ gia đình.
- D. Quan hệ chung.
Câu 5: Bình đẳng trong kinh doanh thể hiện:
- A. Quyền bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế Nhà nước.
- B. Quyền bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- C. Quyền bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với kinh tế tập thể.
- D. Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau.
Câu 6. Bình đăng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là
- A. các thành viên trong gia đình phải đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
- B. gia đình quan tâm đến lợi ích của cá nhân, cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
- C. các thành viên trong gia đình phải chăm sóc, yêu thương nhau.
- D. cha mẹ phải yêu thương và giáo dục con cái thành công dân có ích.
Câu 7. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều
- A. có quyển quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng.
- B. có quyền làm việc theo sở thích của mình.
- C. có quyển làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
- D. được đối xử ngang nhau không phân biệt về giới tính, tuổi tác.
Câu 8. Hình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc
- A. Dân chủ, công bằng, bình đẳng, tôn trọng và không phân biệt đối xử.
- B. Tự do, công bằng, bình đẳng, tôn trọng và không phân biệt đối xử.
- C. Tư do, công bằng, bình đẳng, nhân ái, yêu thương đùm bọc.
- D. Dần chủ, công bằng, nhân ái, yêu thương đùm bọc.
Câu 9. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?
- A. Quan hệ dòng tộc.
- B. Quan hệ tài sản.
- C. Quan hệ nhân thân.
- D. Quan hệ giữa chị em với nhau.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em ?
- A. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
- C. Quan hệ nhân thân.
- D. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.
Câu 11. Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?
- A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
- B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.
- C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- D. Binh đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.
Câu 12. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây ?
- A. Bình đẳng về hưởng lương giữa người lao động giỏi và lao động kém.
- B. Bình đẳng thực hiện quyền lao động.
- C. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.
- D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
- A. Hình đẳng giữa vợ và chồng,
- B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- D. Bình đẳng giữa các cháu với nhau.
Câu 14. Nội dung nảo dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động”
- A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
- B. Binh đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- D. Bình đẳng trong lựa chọn hình thức kinh doanh.
Câu 15. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung quan hệ nào dưới đây ?
- A. Quan hệ hành chính.
- B. Quan hệ tài sản.
- C. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
- D. Quan hệ nhân thân.
Câu 16. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động ?
- A. Bình đẳng trong công việc gia đình.
- B. Bình đẳng trong công việc thực hiện quyền lao động.
- C. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động.
- D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 17. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
- A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- B. Quan hệ giữa các thế hệ.
- C. Bình đẳng về nhân thân.
- D. Bình đẳng về tự do ngôn luận.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động?
- A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
- B. Không trái quy định của pháp luật.
- C. Dân chủ, tự giác, tự do.
- D. Thực hiện giao kết trực tiếp
Câu 19. Nội dụng nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng
- A. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
- B. Vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo ra thu nhập
- C. Vợ có nghĩa vụ chăm sóc còn cái, chồng có nghĩa vụ làm kinh tế
- D. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau
Câu 20: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con:
- A. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.
- B. Tôn trọng ý kiến của con.
- C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi
- D. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển
Câu 21. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
- A. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
- B. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.
- C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- D. Bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 22. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của bình đẳng nào dưới đây ?
- A. Bình đẳng trong kinh doanh.
- B. Bình đẳng trong kinh tế.
- C. Bình đẳng trong cạnh tranh.
- D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 23: Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền:
- A. Chiếm đoạt, định đoạt và toàn quyền sử dụng.
- B. Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
- C. Chiếm đoạt, sử dụng và định giá.
- D. Chiếm hữu và toàn quyền định đoạt.
Câu 24: Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là:
- A. vợ, chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ khác nhau
- B. vợ, chồng có nhiều nghĩa vụ ngang nhau nhưng quyền khác nhau
- C. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau nhưng tùy vào từng trường hợp
- D. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi trường hợp
Câu 25. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào?
- A. Bình đăng, tự do, bác ái.
- B. Dân chủ, văn minh, tiến bộ.
- C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
- D. Công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 26. Nội dung nào ví phạm quyền bình đắng giữa cha mẹ và con cái?
- A. Cha mẹ chăm sóc nuôi đưỡng không phân biệt đối xử với các con.
- B. Các con hiếu thảo với cha mẹ.
- C. Cha mẹ tôn trọng ng nghe ý kiến của các con,
- D. Cha mẹ định đoạt tương lai cho con cái
Câu 27. Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
- A. Chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi cư tụ
- B. Vợ quán xuyến mọi việc trong nhà nên có quyền quyết định nơi cư trú
- C. Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong gia đình nên cùng quyết định nơi cư trú.
- D. Vợ chồng trẻ phải có sự đồng ý của cha mẹ mới được quyết định nơi cư trú.
Câu 28. Nội dụng nào sau đây không thể biện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
- A. Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.
- B. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú
- C. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tạo ra thu nhập.
- D. Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Câu 29: Anh Nam bán nhà ( tài sản chung của hai vợ chồng) mà không trao đổi với chị Mai. Anh Nam đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
- A. Nhân thân.
- B. Tài sản chung.
- C. Huyết thống,
- D. Tài sản riêng.
Câu 30. Nội dung nào thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?
- A. Con trai phái có trách nhiệm chính trong chăm sóc cha mẹ.
- B. Cha mẹ tạo điều kiện cho con trai có cơ hội học tập tốt hơn con gái.
- C. Cha mẹ chăm sóc nuôi dưỡng không phân biệt đối xử với các con
- D. Cha mẹ có quyền quyết định tương lai con cái.
=> Kiến thức Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1)
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 10)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P4)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 11)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống (P1)