Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 5)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12 phần 5. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là :
- A. Cơ quan nhà nước
- B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
- C. Cơ quan có thẩm quyền.
- D. Chỉ có công dân
Câu 2: Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?
- A. Mọi công dân.
- B. Cán bộ, công chức.
- C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- D. Đại biểu Quốc hội
Câu 3: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
- A. Phổ thông .
- B. Trực tiếp.
- C. Bỏ phiếu kín.
- D. Bình đẳng.
Câu 4: Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
- A. Nguyên tắc phổ thông.
- B. Nguyên tắc bình đẳng.
- C. Nguyên tắc trực tiếp.
- D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Câu 5: Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
- A. Công bằng.
- B. Bình đẳng.
- C. Bỏ phiếu kín.
- D. Trực tiếp.
Câu 6: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?
- A. Phổ thông.
- B. Bình đẳng.
- C. Trực tiếp.
- D. Bỏ phiếu kín.
Câu 7: Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
- A. Đồng tình với ý kiến của A
- B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
- C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.
- D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.
Câu 8: Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
- A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.
- B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.
- C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.
- D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Câu 9: Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?
- A. Mọi công dân trong xã hội .
- B. Cán bộ công chức nhà nước.
- C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.
- D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Câu 10: Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?
- A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.
- B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.
- C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.
- D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.
Câu 11: Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là
- A. tự do nói chuyện trong giờ học.
- B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.
- C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng trường học.
- D. nói những điều mà mình thích.
Câu 12: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?
- A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.
- B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.
- C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.
- D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.
Câu 13: Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy.
- B. Em không quan tâm thế nào cũng được.
- C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân.
- D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.
Câu 14: Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
- A. Làm đơn khiếu nại.
- B. Làm đơn kêu cứu.
- C. Đơn trình bày.
- D. Đơn phản đối.
Câu 15: Bạn A đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường có thơ đăng báo. Vậy A đã thực hiện quyền nào dưới đâu của mình?
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền sáng tạo.
- C. Quyền phát triển.
- D. Quyền tự do.
Câu 16: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh
- A. phải có vốn.
- B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
- C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.
- D. phải có giấy phép kinh doanh.
Câu 17: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh?
- A. 17 tuổi.
- B. 18 tuổi.
- C. 20 tuổi.
- D. 21 tuổi.
Câu 18: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C?
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
- D. Tự do ngôn luận của công dân.
Câu 19: “ Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.” là một nội dung thuộc
- A. Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
- B. Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
- C. Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
- D. Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Câu 20: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của :
- A. Bộ luật Hình sự
- B. Luật Dân sự
- C. Luật Hành chính
- D. Luật Môi trường
Câu 21: Việc trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền sáng tạo.
- C. Quyền phát triển.
- D. Quyền khỏe mạnh.
Câu 22: Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là :
- A. Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự
- C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- D. Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viẽn của xã hội
Câu 23: “ Trên cơ sở qui định của PL, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.” là một nội dung thuộc
- A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- B. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- C. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
- D. Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 24: Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân
- A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.
- B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.
- C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.
- D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.
Câu 25: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây khi có căn cứ đó là hành vi tham nhũng?
- A. Quyền tố cáo.
- B. Quyền ứng cử.
- C. Quyền bầu cử.
- D. Quyền khiếu nại.
Câu 26: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” là một nội dung thuộc
- A. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- B. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- C. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
- D. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân
Câu 27: Chị A bị giám đốc kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
- A. quyền tố cáo.
- B. quyền khiếu nại.
- C. quyền bình đẳng của công dân.
- D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 28: Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện
- A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
- D. quyền học không hạn chế.
Câu 29: Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?
- A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.
- B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.
- C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.
- D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.
Câu 30: Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện
- A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.
- B. quyền bình đẳng trong hội họp.
- C. quyền dân chủ trực tiếp.
- D. quyền dân chủ gián tiếp.
Câu 31: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền đóng góp ý kiến.
- C. Quyền kiểm tra giám sát.
- D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
Câu 32: Anh A đến cơ quan có thẩm quyền để đăng kí tên nhãn hiệu, kiểu dáng, thiết kế cho sáng chế của mình. Anh A đã thực hiện điều gì?
- A. Quyền hoạt động khoa học.
- B. Quyền phê bình văn học.
- C. Quyền tác giả.
- D. Quyền sở hữu công nghiệp.
Câu 33: Theo Luật Bảo Hiểm Y tế, Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện quyền
- A. được tham gia của trẻ em
- B. sống còn của trẻ em
- C. bình đẳng của trẻ em
- D. được phát triển của trẻ em
Câu 34: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
- A. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
- B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.
- C. Những người đại diện cho pháp luật.
- D. Bất kì ai cũng có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân.
Câu 35: Sau cuộc trao đổi nội bộ về Đề án giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy lợi, lãnh đạo xã X đã quyết định thực hiện ngay đề án. Việc làm này đã vi phạm quyền gì của công dân?
- A. Được thông báo để biết và thực hiện
- B. Biểu quyết công khai
- C. Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định
- D. Giám sát các hoạt động của chính quyền
Câu 36: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một cửa hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường bị bà chủ chữi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình?
- A. Gữi đơn khiếu nại đến Ủy bạn nhân dân thị trấn X.
- B. Gữi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X.
- C. Bỏ việc ở cữa hàng này, xin làm ở cữa hàng khác.
- D. Gữi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X.
Câu 37: Cung là khối lượng hàng hoá, ......... hiện có trên thị trường và ............ thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức ......... , khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
- A. ... sản phẩm ... cất trữ ... giá thành ...
- B. ... dịch vụ ... chuẩn bị đưa ra ... giá cả ...
- C. ... tiền tệ ... trên ... giá trị ...
- D. ... dịch vụ ... lưu thông ... giá trị ...
Câu 38: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào
- A. phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội.
- B. khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân.
- C. phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
- D. phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân.
Câu 39: Công dân được sống trong một môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức, có mức sống đầy đủ về vật chất, được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí là nôi dung thuộc quyền nào của công dân?
- A. Quyền được sáng tạo.
- B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
- C. Quyền được học tập.
- D. Quyền được phát triển.
Câu 40: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
- A. Giá trị sử dụng.
- B. Giá trị, giá trị trao đổi.
- C. Giá trị trao đổi,giá trị sử dụng.
- D. Giá trị, giá trị sử dụng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 5)
- Trắc nghiệm bài 2 thực hiện pháp luật GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 15)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 11)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 12)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P1)