Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 8)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12 phần 8. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?
- A. Đủ 17 tuổi trở lên
- B. Đủ 18 tuổi trở lên
- C. Đủ 20 tuổi trở lên
- D. Đủ 21 tuổi trở lên
Câu 2: Người giải quyết khiếu nại lần hai là
- A. người trực tiếp khiếu nại lần đầu
- B. người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu
- C. người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai
- D. tất cả những người trong cơ quan cấp trên của nơi giải quyết khiếu nại lần đầu
Câu 3: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng các quyền nào sau đây?
- A. Quyền tố cáo
- B. Quyền khiếu nại
- C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- D. Quyền tự do ngôn luận
Câu 4: Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Bình đẳng về cơ hội học tập.
- B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- C. Bình đẳng về thời gian học tập.
- D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.
Câu 5: Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với
- A. sự yêu thích, say mê, mơ ước, điều kiện của mình
- B. điều kiện, sở thích, đam mê yêu cầu của xã hội.
- C. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình
- D. năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình.
Câu 6: C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
- A. Phòng, chống tội phạm.
- B. Kinh doanh trái phép.
- C. Phòng, chống ma túy.
- D. Tàng trữ ma túy.
Câu 7: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng. Bình đã chửi và xúc phạm Mạnh. Do nóng giận, mất bình tĩnh nên Mạnh đã ném bình hoa ở lớp vào mặt Bình. Bình tránh được nên bình hoa trúng vào đầu Công đang đứng ngoài hành lang. Hành vi của Mạnh đã vi phạm quyền gì đối với Công?
- A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
- C. quyền bất khả xâm phạm về nhân thân
- D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
Câu 8: Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền được tham gia hội họp
- B. Quyền kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân
- C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
- D. Quyền tự do dân chủ
Câu 9: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?
- A. X mới học xong trung học phổ thông.
- B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
- C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.
- D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.
Câu 10: Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?
- A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.
- B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.
- C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.
- D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.
Câu 11: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?
- A. Chị N, cụ P và chị C.
- C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.
- B. Chị N và cụ P.
- D. Chị N, ông K và cụ P.
Câu 12: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?
- A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.
- B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.
- C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.
- D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.
Câu 13: Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
- A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.
- B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.
- C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
- D. Pháp luật về cưỡng chế.
Câu 14: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có:
- A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm.
- B. bài trừ nạn hút thuốc lá.
- C. cấm uống rượu.
- D. hạn chế chơi game.
Câu 15: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh A đã viết rồi tự tay bỏ lá phiếu của mình và của cụ Q là người không biết chữ vào hòm phiếu. Anh A và cụ Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
- A. Bỏ phiếu kín.
- B. Trực tiếp.
- C. Phổ biến.
- D. Công khai.
Câu 16: Quy định người ốm đau, già yếu, tàn tật được tổ chức bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu, thể hiện nguyên tắc
- A. phổ thông
- B. bình đẳng
- C. bỏ phiếu kín
- D. trực tiếp
Câu 17: Nhận định nào sau đây ĐÚNG
Bắt người khẩn cấp khi có người....... là người đã thực hiện hành vi phạm tội mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được:
- A. chính mắt trông thấy
- B. nghe người khác nói lại
- C. nghi ngờ
- D. xác nhận đúng
Câu 18: Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.
- B. Quyền được phát triển của công dân.
- C. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.
- D. Quyền học suốt đời.
Câu 19: Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?
- A. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
- B. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.
- C. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.
- D. Bắt người không có lí do.
Câu 20: Người nào dưới đây KHÔNG có quyền bầu cử?
- A. Người đang chấp hành hình phạt tù
- B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật
- C. Người đang công tác ngoài hải đảo
- D. Người đang bị kỉ luật
Câu 21: Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền được khuyến khích
- B. Quyền được phát triển
- C. Quyền học tập
- D. Quyền ưu tiên
Câu 22: Chọn NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
- A. Cấp trên có quyền đánh người cấp dưới
- B. Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người
- C. Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người
- D. Không ai được phép đánh người
Câu 23: Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là:
- A. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
- B. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
- C. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
- D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có hoạt động kinh doanh.
Câu 24: Anh E đi xe máy va chạm với ông Q làm ông bị ngất. Con trai ông Q là anh N đã nhờ anh T giữ anh E tại nhà, còn anh đưa bố mình đi bệnh viện. Hôm sau, khi chắc chắn bố mình không bị ảnh hưởng gì từ vụ tai nạn đó, anh N mới quay lại đòi anh E bồi thường một khoản tiền rồi mới cho anh E về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Anh N và T.
- B. Anh E
- C. Anh E, N, T.
- D. Anh N
Câu 25: Ông X nhận tiền của H để vận chuyển sừng tê giác về bán cho H. Trên đường vận chuyển thì bị anh T kiểm lâm huyện M bắt giữ. Vì giá trị số hàng quá lớn nên H đòi X trả lại tiền nhưng ông X khất lần không trả. Bà A vợ ông H đã thuê K đến đe dọa ông T đòi trả lại số hàng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
- A. Ông X và H.
- B. Anh T, K và bà A
- C. Ông X, K và bà A
- D. Ông X và K.
Câu 26: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo?
- A. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.
- B. Vô thời hạn.
- C. Tùy từng trường hợp.
- D. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
Câu 27: Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?
- A. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.
- B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập.
- C. Quyền học không hạn chế.
- D. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích
Câu 28: Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra?
- A. Cảnh sát điều tra, Ủy ban nhân dân.
- B. Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát.
- C. Viện Kiểm sát, Tòa án.
- D. Ủy ban nhân dân, Tòa án.
Câu 29: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến của chị K đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Ông N, chị M và chị S.
- B. Chị K, chị S, chị M và bà Q.
- C. Chị K, bà Q, ông N và chị M.
- D. Chị K, chị M và ông N.
Câu 30: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Chị M, anh H và anh K.
- B. Chị M, anh K và ông B.
- C. Chị M, anh H và ông B.
- D. Anh H, anh K và anh T.
Câu 31: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể hiện quyền dân chủ nào sau đây?
- A. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp.
- B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
- C. Quyền bầu cử và quyền ứng cử
- D. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
Câu 32: Chị B đã ly dị chồng được 12 năm. Tuy nhiên, chị B thường xuyên bị chồng cũ là anh R chặn đường để đánh, nhắn tin chửi bới, đe dọa đâm chém. Hành vi của anh R đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- B. Được pháp luật bảo vệ về tính mạng.
- C. Đời sống riêng tư.
- D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 33: Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
- A. Đồng tình với ý kiến của A
- B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.
- C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.
- D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.
Câu 34: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?
- A. Anh A, chị S, chị C và ông X.
- B. Ông X, chị S và chị C.
- C. Chị S, chị C và anh A.
- D. Anh A, ông X và chị S.
Câu 35: Trường C đặc cách cho em B vào lóp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lóp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Được tham vấn.
- B. Sáng tạo.
- C. Thẩm định.
- D. Được phát triển.
Câu 36: Thấy N hát hay, nhà trường đã tạo điều kiện cho em tham gia diễn đàn âm nhạc để có cơ hội được học hỏi giao lưu với các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Trong trường hợp này, N đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Phát triển.
- B. Học tập.
- C. Sáng tạo.
- D. Tham vấn.
Câu 37: Không bằng lòng với cách thức khắc phục sự cố môi trường của nhà chức trách, người dân xã X đồng loạt tràn ra đường quốc lộ để phản đối làm giao thông bị ùn tắc kéo dài. Trong trường hợp này, người dân xã X đã vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Đàm phán.
- B. Thuyết phục.
- C. Khiếu nại.
- D. Tố cáo.
Câu 38: Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ?
- A. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên.
- B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên.
- C. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại.
- D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty.
Câu 39: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh
- A. phải có giấy phép kinh doanh.
- B. phải có vốn.
- C. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.
- D. phải có kinh nghiệm kinh doanh.
Câu 40: Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- C. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm bài 3 công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD 12 (có đáp án)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm GDCD 12 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 7)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2)
- Trắc nghiệm bài 5 quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)