Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 1)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Việc nhà nước ban hành các quy định pháp luật ưu đãi về thuế nhằm mục đích
- A. tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế.
- B. tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh.
- C. thực hiện xóa đói giảm nghèo.
- D. tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động.
Câu 2: Hôm nay là ngày bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, nhưng bà A có việc đột xuất phải về quê, bà đã nhờ con dâu bỏ phiếu luôn hộ bà, việc làm này là vi phạm nguyên tắc:
- A. Bình đẳng.
- B. Phổ thông.
- C. Trực tiếp.
- D. Dân chủ.
Câu 3: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?
- A. Kiến nghị với các cơ quan, trường học.
- B. Tự do nghiên cứu khoa học.
- C. Sáng tác văn học, nghệ thuật.
- D. Đưa ra phát minh, sáng chế.
Câu 4: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để ?
- A. Tạo điều kiện cho ai cũng được học hành.
- B. Mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
- C. Ưu tiên cho các dân tộc thiểu số.
- D. Ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước.
Câu 5: D múa rất đẹp và đã giành giải thưởng quốc gia về biểu diễn nghệ thuật múa, nên D được tuyển thẳng vào Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
- B. Quyền học tập theo sở thích.
- C. Quyền học tập không hạn chế.
- D. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.
Câu 6: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
- A. nhà nước và của cơ quan bảo vệ rừng.
- B. nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân.
- C. nhà nước
- D. cơ quan môi trường
Câu 7: Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử ?
- A. Bỏ phiếu kín.
- B. Phổ thông .
- C. Trực tiếp.
- D. Bình đẳng.
Câu 8: Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?
- A. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
- B. Quyền học không hạn chế.
- C. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích.
- D. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền học tập của công dân ?
- A. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách.
- B. Cấp học bổng cho học sinh giỏi.
- C. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người.
- D. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Câu 10: Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, X được vào học Trường Trung học phổ thông Chuyên của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền tự do học tập.
- B. Quyền được phát triển.
- C. Quyền học không hạn chế.
- D. Quyền học suốt đời.
Câu 11: H có năng khiếu âm nhạc, đã giành giải thưởng quốc gia về đàn Piano, nên H được tuyển thẳng vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Vậy H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền học tập không hạn chế.
- B. Quyền được học tập có điều kiện trong môi trường âm nhạc.
- C. Quyền học tập theo sở thích.
- D. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng phát triển tài năng.
Câu 12: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Anh A xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Nội dung nào sau đây là đúng nhất.
- A. Anh A chưa đủ điều kiện để mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi.
- B. Anh A cần học xong đại học mới được kinh doanh.
- C. Anh A đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh.
- D. Anh A đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí.
Câu 13: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân ?
- A. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
- B. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
- C. Mọi công dân có thể học ở bất kỳ trường đại học nào.
- D. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần có điều kiện gì.
Câu 14: Việc Nhà nước ta ban hành Sách đỏ Việt Nam là để chủ động ?
- A. Bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên.
- B. Phát triển các loại động, thực vật ở Việt Nam.
- C. Bảo vệ động, thực vật quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- D. Cải thiện môi trường sống cho các loại động, thực vật quí hiếm.
Câu 15: Cơ sở sản xuất nước mắm T sản xuất nước mắm đóng chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần không có một chút nào từ cá mà được sản xuất hoàn hoàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở chợ. Hành vi này đã xâm phạm tới ?
- A. Công thức sản xuất nước mắm.
- B. Quy trình sản xuất kinh doanh.
- C. Pháp luật về cạnh tranh.
- D. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 16: Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền được phát triển.
- B. Quyền học tập theo sở thích.
- C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- D. Quyền học tập không hạn chế.
Câu 17: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2017 bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào trong thực hiện quyền học tập của A ?
- A. Học bất cứ ngành nghề nào.
- B. Học thường xuyên, học suốt đời.
- C. Bình đẳng về cơ hội học
- D. Học không hạn chế.
Câu 18: Sau một năm nghiên cứu, anh B là kỹ sư nhà máy đã cải tiến máy móc, rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
- A. Quyền sáng tạo.
- B. Quyền lao động sáng tạo.
- C. Quyền cải tiến máy móc.
- D. Quyền được phát triển.
Câu 19: Công ty A và công ty B sản xuất hai mặt hàng khác nhau nên phải đóng thuế với mức thuế khác nhau. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau ?
- A. Lợi nhuận kinh doanh.
- B. Khả năng kinh doanh.
- C. Ngành nghề kinh doanh.
- D. Sản lượng hàng hóa.
Câu 20: Ông N đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy gần một héc-ta rừng đặc dụng khu di tích lịch sử văn hóa. Hành vi của ông N là trái pháp luật về ?
- A. Bảo vệ nguồn lợi rừng.
- B. Bảo vệ và phát triển rừng.
- C. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.
- D. Bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây
- A. Bảo vệ môi trường.
- B. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.
- C. Nộp thuế đầy đủ.
- D. Công khai thu nhập trên báo chí.
Câu 22: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào ?
- A. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
- B. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- C. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
- D. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp.
Câu 23: Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về học sinh đang học lớp 12 có phải đăng ký nghĩa vu quận sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?
- A. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký.
- B. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký.
- C. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký.
- D. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký.
Câu 24: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường sau, hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây được xác định là có tầm quan trọng đặc biệt?
- A. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
- B. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- C. Bảo vệ rừng.
- D. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Câu 25: Trước khi công bố phương án thi năm 2018, Bộ giáo dục đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Điều đó thể hiện quyền
- A. xây dựng Nhà nước pháp quyền.
- B. xây dựng xã hội học tập.
- C. tham gia quản lý Nhà nước, xã hội.
- D. quyết định của mọi người
Câu 26: Ở nước ta hiện nay, chủ thể nào dưới đây có quyền thành lập doanh nghiệp ?
- A. Ngưởi chưa thành niên.
- B. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
- C. Tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- D. Người đang chấp hành hình phạt tù.
Câu 27: Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là ?
- A. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
- B. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.
- C. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh.
- D. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
Câu 28: Công ty A ở tỉnh Cao Bằng và Công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, nhưng Công ty A chỉ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau ?
- A. Địa bàn kinh doanh.
- B. Quan hệ quen biết.
- C. Khả năng kinh doanh.
- D. Lợi nhuận thu được.
Câu 29: Trong kỳ tuyển sinh năm nay, V không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Còn X thì nói V vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
- A. V không có quyền học tập vì V có thể phải nhập ngũ.
- B. Vẫn có quyền học tập vì V có thể học thường xuyên, học suốt đời.
- C. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn khả năng đi học.
- D. Quyền học tập của V đã chấm dứt vì V không còn cơ hội học.
Câu 30: Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là, công dân có quyền kinh doanh ?
- A. Ở bất cứ địa điểm nào.
- B. Bất cứ ngành nghề nào theo sở thích.
- C. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- D. Vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Câu 31: Công dân được đào tạo trình độ cao dẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi ?
- A. 25 tuổi.
- B. 28 tuổi.
- C. 27 tuổi.
- D. 30 tuổi.
Câu 32: Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm ?
- A. Bảo đảm công bằng trong giáo dục.
- B. Đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
- C. Bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
- D. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 33: Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành vi nàycủa cơ sở sản xuất đã xâm phạm tới ?
- A. Pháp luật về cạnh tranh.
- B. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- C. Quy trình sản xuất kinh doanh.
- D. Công thức sản xuát mì chính.
Câu 34: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân ?
- A. Những học sinh nghèo được miễn giảm học phí.
- B. Những học sinh xuất sắc có thể được học ở các trường chuyên.
- C. Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền học vượt lớp.
- D. Những người đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học.
Câu 35: Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là, mọi doanh nghiệp đều được ?
- A. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.
- B. Miễn giảm thuế thu nhập.
- C. Kinh doanh ở bất cứ nơi nào.
- D. Kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.
Câu 36: Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông P đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận. Việc làm của ông P thể hiện pháp luật là phương tiện ?
- A. Để công dân thực hiện quyền của mình.
- B. Để công dân có quyền tự do hành nghề.
- C. Để công dân tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
- D. Để công dân sản xuất kinh doanh
Câu 37: Quyền học không hạn chế của công dân là công nhận công dân có quyền ?
- A. Học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.
- B. Học ở bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.
- C. Học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
- D. Học ở mọi lúc, mọi nơi .
Câu 38: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ?
- A. Riêng cán bộ, công chức nhà nước.
- B. Mọi tổ chức, cá nhân.
- C. Mọi người quan tâm.
- D. Riêng cán bộ kiểm lâm.
Câu 39: Anh C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của anh C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây ?
- A. Tàng trữ ma túy.
- B. Phòng, chống ma túy.
- C. Kinh doanh trái phép.
- D. Phòng, chống tội phạm.
Câu 40: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện ?
- A. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế.
- B. Trong lĩnh vực văn hóa.
- C. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- D. Chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (P1)
- Trắc nghiệm bài 6 công dân với các quyền tự do cơ bản GDCD 12 (có đáp án)
- Trắc nghiệm bài 5 quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo GDCD 12 (có đáp án)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 4)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 2: Thực hiện pháp luật (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 11)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 13)