Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P4)

  • 1 Đánh giá

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P4). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân có quyên được đảm bảo an toàn và bí mật

  • A. Thư tín, điện thoại, điệntín
  • B. Số điện thoại, địa chỉ facebook.
  • C. Việc trao đôi, chia sẻ tin tức.
  • D. Số điện thoại, địa chỉ gmail.

Câu 2: Ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác ?

  • A. Cha mẹ có quyền kiểm soát thư, điện thoại của con.
  • B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • C. Bạn bè thân có thể xem tin nhắn của nhau.
  • D. Anh, chị có quyền nghe điện thoại của em.

Câu 3: Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?

  • A. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
  • B. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • C. Công an vào khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
  • D. Công an vào khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án.

Câu 4: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.
  • B. Tự ý vào nhà người khác.
  • C. Nghi ngờ A lấy trộm xe máy B đã báo cáo cơ quan công an gần nhất để điều tra.
  • D. Xin phép ông Nam để vào nhà sửa đường dây điện.

Câu 5: Hành vi nào dưới đây là đúng về pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

  • A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
  • B. Công an vào khám nhà dân khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
  • C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm.
  • D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.

Câu 6: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây ?

  • A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.
  • B. Phá biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
  • C. Chê bai trường mình ở nơi khác.
  • D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.

Câu 7: Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khóa trái của văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của công ty đó trong 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 8: Ai mới được ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân theo đúng quy định của pháp luật?

  • A. Công an.
  • B. Chủ tịch xã.
  • C. Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
  • D. Người có thẩm quyền theo quy định của Hiến pháp.

Câu 9: Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, Công an phường Q đã bắt giam ông S và dọa nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của Công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • B. Quyền tự do cá nhân.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Quyền tự do đi lại.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?

  • A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà.
  • B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
  • C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.
  • D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 11: Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được bảo vệ chỗ ở.
  • B. Quyền bí mật về chỗ ở.

  • C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân.

Câu 12: Những quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm đảo bảo cho công dân có:

  • A. Cuộc sống hạnh phúc trong xã hội dân chủ, văn minh
  • B. Cuộc sống tự do trong xã hội dân chủ, văn minh
  • C. Cuộc sống đầy đủ trong xã hội dân chủ, văn minh
  • D. Cuộc sống ấm no trong xã hội dân chủ, văn minh

Câu 13: Hai chiến sĩ công an đang trên đường áp giải phạm nhân X về lại trại giam thì X vùng bỏ chạy và trốn trong nhà ông T. Trong tình huống này, hai chiến sĩ công an cần phải làm gì?

  • A. Xông ngay vào nhà ông T khám xét mà không cần được sự đồng ý của chủ nhà.
  • B. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu được chủ nhà đồng ý thì tiến hành khám xét.
  • C. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu chủ nhà không đồng ý vẫn kiên quyết khám xét.
  • D. Đề nghị chủ nhà cho khám xét, nếu chủ nhà không đồng ý sẽ kiên trì đợi X ra bên ngoài để bắt.

Câu 14: Nghi ngờ cháu B lấy trộm điện thoại di động của mình, ông C đã nhốt cháu trong nhà mình suốt 2 giờ để buộc cháu B phải khai nhận. Hành vi của ông C đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được an toàn thân thể.
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 15: Biết C và D yêu nhau, H đã tìm cách đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của D rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm D rất bực mình. H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của D ?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  • B. Quyền bí mật thông tin cá nhân.

  • C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
  • D. Quyền tự do yêu đương.

Câu 16: Vì có mâu thuẫn cá nhân với K nên vào một buổi tối, L đã xếp sẵn mấy viên gạch chặn đường đi trong thôn làm K ngã và bị chấn thương ở tay. L đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được đảm bảo về nhân thân.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Quyền được bảo đảm an toàn giao thông.

Câu 17: Trường hợp nào dưới đây không được tự tiện vào chỗ ở của người khác?

  • A. Khi có căn cứ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của.
  • B. Khi nghi ngờ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của.
  • C. Khi có căn cứ chỗ ở đó có người phạm tội lẩn tránh.
  • D. Khi chỗ ở đó đang bị cháy lớn.

Câu 18: Do mâu thuẫn với nhau nên C đã bịa đặt tung tin xâu về D trên Facebook. Việc làm của C đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của D ?

  • A. Quyền bảo vệ bí mật đời tư cá nhân.
  • B. Quyền tự do cá nhân.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.

Câu 19: Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Nghi ngờ A lấy trộm điện thoại, B sang nhà lục soát kiểm tra.
  • B. Tự ý vào nhà người khác.
  • C. Sang nhà hàng xóm lấy đồ khi không ai ở nhà.
  • D. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát.

Câu 20: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân ?

  • A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
  • B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
  • C. Khi được nhờ bạn cầm điện thoại hộ.
  • D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.

Câu 21: Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Công an khám nhà có tội phạm truy nã khi có căn cứ.
  • B. Phá khóa nhà ông A vào chữa cháy khẩn cấp.
  • C. Công an vào nhà anh B thu giữ tang vật vụ án giết người theo lệnh Tòa án.
  • D. Chủ nhà tự ý đuổi người thuê trọ khỏi nơi ở khi chưa hết hạn hợp đồng.

Câu 22: Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhua, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh và gây thương tích cho K. Hành vi của H đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công nhân ?

  • A. Quyền bảo bất khả xâm phạm về thân thể.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự.
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể.

Câu 23: Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để:

  • A. Tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền của các cơ quan chức năng.
  • B. Tránh hành vi tùy tiện của công an.
  • C. Bảo vệ tuyệt đối chỗ ở của công dân.
  • D. Bảo mật chỗ ở của công dân.

Câu 24: Đánh người là hành vi xâm phạm

  • A. danh dự của công dân.
  • B. sức khỏe của công dân.
  • C. nhân phẩm của công dân.
  • D. cuộc sống của công dân.

Câu 25: Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền của các cơ quan chức năng khi thi hành công vụ. Khẳng định này muốn đề cập đến:

  • A. Khái niệm bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • B. Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • C. Ý nghĩa bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • D. Mục tiêu bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 26: Ai có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

  • A. Bất kì ai cũng có quyên ra lệnh khám chỗ ở của công dân.
  • B. Cán bộ, công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.
  • C. Những người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
  • D. Những người đại diện cho pháp luật.

Câu 27: Ngoài những cán bộ nhà nước có thâm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất định, pháp luật Nhà nước ta nghiêm cấp hành vi tự ý

  • A. Đến nhà người khác chơi mà không báo trước.
  • B. Vào chỗ ở của người khác.
  • C. Đến thăm nhà người khác.
  • D. Coi nhà người khác như nhà mình.

Câu 28: Theo quy định của pháp luật nước ta, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm

  • A. An toàn và công khai.
  • B. An toàn trong quá trình vận chuyền.
  • C. An toàn và bí mật
  • D. An toàn sau khi đã được kiểm duyệt
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P2) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (P1)
  • 77 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021