Trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền:

  • A. dân chủ của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. phát triển của công dân.
  • D. học tập của công dân.

Câu 2: Mọi công dân đều có thể học bất cứ ngành, nghề nào. Nội dung này thể hiện quyền:

  • A. tự do của công dân.
  • B. lao động của công dân.
  • C. học tập của công dân.
  • D. phát triển của công dân

Câu 3: Mọi công dân đều có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền:

  • A. dân chủ của công dân.
  • B. tự do của công dân.
  • C. học tập của công dân.
  • D. phát triển của công dân

Câu 4: Mọi công dân đều có thể học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền:

  • A. học tập của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. phát triển của công dân
  • D. dân chủ của công dân.

Câu 5: Quyền học tập của công dân được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Luật sở hữu trí tuệ.
  • B. Luật Khoa học và công nghệ.
  • C. Luật Giáo dục.
  • D. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

  • A. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • B. Công dân có quyền học suốt đời.
  • C. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.
  • D. Công dân có quyền học không hạn chế.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

  • A. Học tập suốt đời.
  • B. Tự do nghiên cứu khoa học.
  • C. Học bất cứ ngành nghề nào.
  • D. Học không hạn chế.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  • A. Công dân có quyền học không hạn chế.
  • B. Công dân có quyền tự do sáng tạo.
  • C. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
  • D. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  • A. Công dân có quyền học không hạn chế.
  • B. Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học.
  • C. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
  • D. Công dân có quyền khám phá khoa học.

Câu 10: Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân:

  • A. được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với điều kiện của bản thân.
  • B. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.
  • C. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.
  • D. không bị phân biệt đối xử bởi các dân tộc, tôn giáo, giới tính…

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học không hạn chế của công dân?

  • A. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học.
  • B. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.
  • C. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.
  • D. Công dân có quyền học ở các cấp học khác nhau.

Câu 12: Công dân có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến hết

  • A. Trung học.
  • B. Cao đẳng.
  • C. Đại học.
  • D. Sau đại học.

Câu 13: Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện

  • A. quyền học tập không hạn chế.
  • B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
  • C. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 14: Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế khi tiếp cận cơ hội học tập là thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 15: Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội học tập là thể hiện:

  • A. quyền học không hạn chế của công dân.
  • B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
  • C. quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân.
  • D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 16: Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại:

  • A. sự phát triển toàn diện của công dân.
  • B. sự công bằng, bình đẳng.
  • C. cơ hội việc làm.
  • D. cơ hội phát triển.

Câu 17: Quyền của mọi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 18: Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm:

  • A. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học.
  • B. quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
  • C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
  • D. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Câu 19: Nhà nước ban hành những chính sách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả đối với phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật và tác phẩm, công trình khoa học nhằm:

  • A. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.
  • B. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.
  • C. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • D. phát triển đất nước.

Câu 20: Công dân cần có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất để:

  • A. thực hiện quyền sáng tạo của mình.
  • B. đảm bảo quyền bình đẳng trong học tập của công dân.
  • C. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
  • D. phát triển đất nước.

Câu 21: Để đảm bảo và thực hiện quyền được phát triển của công dân, Nhà nước cần phải:

  • A. đảm bảo những điều kiện phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
  • B. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
  • C. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong ghiên cứu khoa học.
  • D. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Câu 22: Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết, đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước nhằm:

  • A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
  • B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • C. phát triển đất nước.
  • D. đảm bảo quyền được phát triển của công dân.

Câu 23: Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển nhằm:

  • A. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.
  • B. đảm bảo công bằng trong giáo dục.
  • C. đảm bảo quyền được phát triển của công dân.
  • D. phát triển đất nước.

Câu 24: Việc góp phần nâng cao dân trí của mỗi công dân nhằm

  • A. tạo ra các giá trị cho xã hội.
  • B. thực hiện tốt quyền được phát triển.
  • C. phát triển đất nước.
  • D. đảm bảo lợi ích cá nhân.

Câu 25: Hiến pháp 2013 quy định học tập là quyền và nghĩa vụ của

  • A. mọi người.
  • B. mỗi người.
  • C. công dân.
  • D. người dân.

Câu 26: Theo Luật Giáo dục năm 2005, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của người học?

  • A. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  • B. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  • C. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình.
  • D. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Câu 27: Theo Luật Giáo dục năm 2005, nội dung nào dưới đây thể hiện quyền của người học?

  • A. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường.
  • B. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
  • C. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, các cơ sở giáo dục khác.
  • D. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định.

Câu 28: Kết thúc học kỳ và cuối năm học, Trường Trung học phổ thông A thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều này thể hiện Trường Trung học phổ thông A đã đảm bảo

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền sáng tạo của công dân.
  • C. quyền được phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 29: Chị A sáng tác nhiều bài thơ và đưa lên facebook. Hành vi của chị A thể hiện quyền:

  • A. học tập của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. phát triển của công dân.
  • D. tự do của công dân.

Câu 30: Ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa, thành phố Thái Bình đã chế tạo thành công tàu ngầm. Điều này thể hiện quyền:

  • A. học tập của công dân.
  • B. phát triển của công dân.
  • C. sáng tạo của công dân.
  • D. tự do của công dân.

Câu 31: Anh B viết bài báo trích dẫn một số nội dung của tác giả C mà không ghi chú thích. Hành vi này của anh B vi phạm:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền phát triển của công dân.
  • C. quyền tự do của công dân.
  • D. quyền sáng tạo của công dân.

Câu 32: Trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Điều này phù hợp với:

  • A. quyền sáng tạo của công dân.
  • B. quyền học tập của công dân.
  • C. quyền được phát triển của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 33: Trong xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2016, việc tuyển thẳng, cộng điểm cho học sinh có giải quốc gia, quốc tế là thực hiện quyền:

  • A. học tập của công dân.
  • B. sáng tạo của công dân.
  • C. tự do của công dân.
  • D. được phát triển của công dân.

Câu 34: Bạn Sình A Tống, người dân tộc H’mông, có hộ khẩu thường trú trong thời gian học Trung học phổ thông trên 18 tháng tại Khu vực 1 khi tham gia xét tuyển đại học bạn được ưu tiên cộng 2 điểm. Điều này phù hợp với:

  • A. quyền học tập của công dân.
  • B. quyền được phát triển của công dân.
  • C. quyền sáng tạo của công dân.
  • D. quyền tự do của công dân.

Câu 35: Việc thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở nước ngoài về Việt Nam làm việc với chế độ đãi ngộ đặc biệt thể hiện quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền học tập của công dân.
  • B. Quyền sáng tạo của công dân.
  • C. Quyền được phát triển của công dân.
  • D. Quyền tự do của công dân.

Câu 36: Thực thi quyền dân chủ của công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Vậy theo em muốn làm một người chủ tốt trước tiên phải làm gì?

  • A. Có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.
  • B. Có ý thức về quyền bầu cử và ứng cử.
  • C. Có ý thức tôn trọng pháp luật.
  • D. Có ý thức xây dựng và bảo vệ quyền của mình.

Câu 37: Tình huống: Bạn Hùng và ba bạn khác đi chơi ở công viên, do Hùng cãi nhau với một bạn nam trong nhóm và dẫn đến đánh nhau, ngay lúc đó bị hai chú công an thị trấn bắt gặp và đưa về đồn công an thị trấn, giam giữ tới 14h sau đó mới được thả ra, nhưng không có quyết định bằng văn bản bắt giam nào. Khi biết chuyện đó, chú Hoàng trong xóm khuyên bố mẹ bạn Hùng nên làm đơn gửi lên trưởng công an Thị trấn, kiện hai chú công an vì đã bắt và giam giữ người sai quy định của luật pháp, nhưng bố Bạn Hùng bảo rằng mình không có quyền trái lệnh nhà nước nên không được kiện. Theo em Ý kiến của chú Hoàng và Bố Hùng ai đúng ai sai, Bố Hùng nên làm gì?

  • A. chú Hoàng đúng - bố Hùng Sai – nên làm đơn tố cáo.
  • B. chú Hoàng đúng - bố Hùng Sai – nên làm đơn khiếu nại.
  • C. chú Hoàng sai - bố Hùng đúng – không kiện.
  • D. chú Hoàng đúng - bố Hùng sai – im lặng và chờ cơ quan có thẩm quyền xử lí.

Câu 38: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả người lao động. Đã là người làm chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà.” theo em quyền làm chủ đó được thể hiện qua những quyền nào:

  • A. quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền được biểu quyết và thảo luận.
  • B. quyền bầu cử và ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội, khiếu nại và tố cáo.
  • C. quyền được bầu cử ứng cử và quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  • D. quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.

Câu 39:Theo em trường hợp nào sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử:

  • A. Người tàn tật không tự bỏ phiếu nên nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng.
  • B. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu nhưng yêu cầu phải đảm bảo bí mật.
  • C. Đến ngày bầu cử, Ông A yêu cầu cả nhà đưa phiếu, để ông A xem qua trước và tự mình đem đến tổ bầu cử.
  • D. Người già ốm đau yêu cầu tổ bầu cử mang thùng phiếu đến nhà để bỏ phiếu.

Câu 40: Trong trường hợp tại địa phương X, có một sô cán bộ xã làm việc cửa quyền hách dịch, có hành vi tham ô tham nhũng, theo em người dân tại địa phương X nên làm gì?

  • A. báo cảnh sát.
  • B. im lặng để cho cơ quan nhà nước giải quyết.
  • C. viết đơn khiếu nại.
  • D. viết đơn tố cáo.
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021