Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất
- A. chí công vô tư.
- B. khoan dung.
- C. tự giác, sáng tạo.
- D. tự chủ.
Câu 2: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?
- A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
- B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
- C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
- D. Cả A,B,C.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
- A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
- B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
- C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
- D. Dành phân việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
Câu 4: Người chí công vô tư là người luôn sống
- A. ích kỉ, hẹp hòi.
- B. mánh khoé, vụ lợi.
- C. gió chiều nào, xoay chiều nấy.
- D. công bằng, chính trực.
Câu 5: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?
- A. Đức tính khiêm nhường.
- B. Đức tính tiết kiệm.
- C. Đức tính trung thực.
- D. Đức tính Chí công vô tư.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây thể hiện chí công vô tư?
- A. Luôn nhận định theo số đông là chí công vô tư.
- B. Cán bộ lớp đương nhiên là người chí công vô tư.
- C. Cần thẳng thắn phê bình lỗi sai của người khác để họ sửa chữa.
- D. Đừng bao giờ nêu khuyết điểm của người khác trước tập thể.
Câu 7: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. E là người tự chủ.
- B. E là người trung thực.
- C. E là người thật thà.
- D. Q là người khiêm nhường.
Câu 8: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?
- A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc.
- B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn.
- C. Hay nồi nóng, cãi vã, gây gỗ với mọi người xung quanh.
- D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn.
Câu 9: Biểu hiện nào dưới đây là thiểu tự chủ?
- A. Kiên định bảo vệ lẽ phải
- B. Gió chiều nào che chiều ấy
- C. Không để bạn xấu rủ rê, lôi kéo
- D. Thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp
Câu 10: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ
- A. Báo cáo cô giáo.
- B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
- C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
- D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.
Câu 11: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. N là người tự chủ.
- B. N là người trung thực.
- C. N người thật thà.
- D. N là người tôn trọng người khác.
Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ?
- A. Tự chủ là chia khoá của thành công.
- B. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ.
- C. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn.
- D. Tự chủ giúp mỗi người đễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu 13: Biểu hiện của người biết tự chủ là
- A. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.
- B. luôn làm theo ý kiến của người khác.
- C. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.
- D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.
Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?
- A. Học thầy không tày học bạn.
- B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
- C. Tích tiểu thành đại.
- D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Câu 15: Câu “Gió chiều nào che chiều ấy” nói về người không có tính
- A. tự chủ
- B. sáng tạo
- C. năng động
- D. cân cù.
Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
- A. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
- B. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
- C. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.
- D. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.
Câu 17: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?
- A. B là người không thật thà.
- B. B là người không thẳng thắn.
- C. B là người không tự chủ.
- D. B là người không tự tin.
Câu 18: Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?
- A. Đi học đúng giờ
- B. Nghỉ học không xin phép.
- C. Tự ý bỏ việc không báo trước.
- D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.
Câu 19: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?
- A. Khiêm nhường.
- B. Dân chủ.
- C. Trung thực.
- D. Kỉ luật.
Câu 20: Trong buôi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh?
- A. Để cán bộ lớp quyết định.
- B. Sôi nổi đề xuất ý kiến
- C. Tôn trọng ý kiến của tập thể
- D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
Câu 21: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?
- A. Trung thành.
- B. Kỉ luật.
- C. Dân chủ.
- D. Tự chủ.
Câu 22: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?
- A. Không tham gia các hoạt động của lớp.
- B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.
- C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.
- D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.
Câu 23: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?
- A. Hợp tác.
- B. Hòa bình.
- C. Dân chủ.
- D. Hữu nghị.
Câu 24: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại?
- A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
- B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
- C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
- D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột
Câu 25: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng
- A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
- B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
- C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
- D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
Câu 26: Đối lập với hoà bình là tình trạng
- A. hoà hoãn
- B. chiến tranh
- C. cạnh tranh
- D. biểu tình.
Câu 27: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của
- A. tất cả các quốc gia trên thế giới.
- B. những nước đang phát triển.
- C. những nước đang có chiến tranh
- D. chỉ những nước lớn.
Câu 28: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?
- A. Bảo vệ hòa bình.
- B. Bảo vệ pháp luật.
- C. Bảo vệ đất nước.
- D. Bảo vệ nền dân chủ.
Câu 29: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là
- A. bảo vệ đất nước
- B. hoạt động chính trị.
- C. bảo vệ hoà bình
- D. hoạt động ngoại giao.
Câu 30: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình?
- A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người.
- B. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình.
- C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
- D. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.
Câu 31: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
- C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
- D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 32: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?
- A. 30/4/1975.
- B. 01/5/1975.
- C. 02/9/1945.
- D. 30/4/1954.
Câu 33: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?
- A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- B. Truyền thống đoàn kết.
- C. Truyền thống yêu nước.
- D.Truyền thống văn hóa.
Câu 34: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
- A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
- C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
- D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.
Câu 35: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
- B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.
- C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.
- D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.
Câu 36: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là
- A. hủ tục mê tín dị đoan.
- B. thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
- C. tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
- D. nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.
Câu 37: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị
- A. vật chất
- B. tinh thần
- C. của cải
- D. kinh tế.
Câu 38: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?
- A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
- B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
- C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
- D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.
Câu 39: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?
- A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
- B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
- C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
- D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Câu 40: Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ việt nam anh hùng. Điều đó thể hiện?
- A. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- B. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa.
- C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- D. Truyền thống nhân ái.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P2)
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn GDCD (có đáp án kèm theo)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 2)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 3)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 10)