Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 2). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?

  • A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
  • B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
  • C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 2: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?

  • A. Quân pháp bất vị thân.
  • B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
  • C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
  • D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 3: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Ông D là người Chí công vô tư.
  • B. Ông D là người trung thực.
  • C. Ông D là người thật thà.
  • D. Ông D là.người tôn trọng người khác.

Câu 4: Người tự chủ là người biết làm chủ

  • A. suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình.
  • B. suy nghĩ của mình và của người khác.
  • C. hành vi của mình và của người khác.
  • D. tình cảm của mình để chi phối người khác.

Câu 5: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ

  • A. Báo cáo cô giáo.
  • B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
  • C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
  • D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.

Câu 6: Biểu hiện của người biết tự chủ là

  • A. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.
  • B. luôn làm theo ý kiến của người khác.
  • C. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.
  • D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.

Câu 7: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

  • A. Tạo cơ hội.
  • B. Là điều kiện.
  • C. Là động lực.
  • D. Là tiền đề.

Câu 8: Quy định chung của một cộng đồng, tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động đề có hiệu quả trong công việc là nội dung khái niệm nào dưới đây?

  • A. Thoả thuận
  • B. Đạo đức
  • C. Quy ước
  • D. Kỉ luật.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây vi phạm kỉ luật của học sinh?

  • A. Đi học đúng giờ
  • B. Nghỉ học không xin phép.
  • C. Tự ý bỏ việc không báo trước.
  • D. Phát biểu trong các cuộc họp lớp.

Câu 10: Xu thế chung của thế giới hiện nay là

  • A. chạy đua vũ trang
  • B. đối đầu thay đối thoại.
  • C. chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
  • D. hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.

Câu 11: Đối lập với hoà bình là tình trạng

  • A. hoà hoãn
  • B. chiến tranh
  • C. cạnh tranh
  • D. biểu tình.

Câu 12: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 01/5/1975.
  • C. 02/9/1945.
  • D. 30/4/1954.

Câu 13: Tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới không nhằm mục đích

  • A. thêm bạn, bớt thù.
  • B. để các nước lớn sắp xếp lại trật tự thế giới.
  • C. cùng ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
  • D. tạo điều kiện để các nước cùng hợp tác, phát triển kinh tế.

Câu 14: Để giao lưu, học hỏi với các nước trên thế giới, các nước đã sử dụng thứ tiếng chung nào để giao tiếp ?

  • A. Tiếng Pháp.
  • B. Tiếng Trung.
  • C. Tiếng Việt.
  • D. Tiếng Anh.

Câu 15: APEC có tên gọi là?

  • A. Liên minh Châu Âu.
  • B. Liên hợp quốc.
  • C. Quỹ tiền tệ thế giới.
  • D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 16: Quan điểm nào dưới đây đúng khi nói về hợp tác ?

  • A. Hợp tác chỉ mang lại phiền phức, ràng buộc lẫn nhau.
  • B. Chỉ những người bất tài mới cần hợp tác với người khác.
  • C. Không thể có sự hợp tác bình đẳng giữa các đối tác kinh tế.
  • D. Hợp tác chỉ thành công khi có sự tôn trọng, bình đẳng giữa các bên.

Câu 17: Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?

  • A.Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • B. Truyền thống đoàn kết.
  • C. Truyền thống yêu nước.
  • D.Truyền thống văn hóa.

Câu 18: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.
  • B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
  • C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
  • D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Câu 19: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

  • A. A là người năng động, sáng tạo.
  • B. A là người tích cực.
  • C. A là người sáng tạo.
  • D. A là người cần cù.

Câu 20: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

  • A. Sáng tạo.
  • B. Tích cực.
  • C. Tự giác.
  • D. Năng động.

Câu 21: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

  • A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm.
  • B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả.
  • C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động.
  • D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận.

Câu 22: Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì?

  • A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T.
  • B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả.
  • C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
  • D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm.

Câu 23: Dựa vào kiến thức bài quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây?

  • A. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
  • B. Con hư tại mẹ cháu hư tại bà.
  • C. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
  • D. Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm sông hương mặc người.

Câu 24: Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt anh chị bị cả hai bên gia đình phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là hai chị em họ xa. Trong trường hợp này, anh H và chị T cần làm gì?

  • A. Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý.
  • B. Chấp nhận chia tay theo yêu câu của hai gia đình.
  • C. Bỏ qua sự phản đối, hai người vẫn tự tô chức đám cưới.
  • D. Giải thích cho gia đình hiểu pháp luật chỉ nghiêm cấm kết hôn những người có họ trong phạm vi ba đời.

Câu 25: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?

  • A. việc làm theo sở thích của mình.
  • B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
  • C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
  • D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 26: Độ tuổi thấp nhất của người lao động là?

  • A. 15 tuổi.
  • B. Từ đủ 15 tuổi.
  • C. 18 tuổi.
  • D. Từ đủ 18 tuổi.

Câu 27: Vi phạm kỉ luật là hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ

  • A. hôn nhân và gia đình
  • B. nhân thân phi tài sản.
  • C. chuyển dịch tài sản
  • D. lao động, công vụ nhà nước.

Câu 28: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?

  • A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
  • B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
  • C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
  • D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.

Câu 29: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?

  • A. Tiền.
  • B. Sản vật.
  • C. Sản phẩm.
  • D. Thuế.

Câu 30: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

  • A. Từ 1 – 2 năm.
  • B. Từ 2 – 3 năm.
  • C. Từ 2 – 5 năm.
  • D. Từ 2 – 7 năm.

Câu 31: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

  • A. 21/5/1990
  • B. 21/4/1991
  • C. 21/5/1994.
  • D. 21/5/1993.

Câu 32: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  • A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.
  • B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.
  • C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.
  • D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.

Câu 33: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) năm 2015, đối tượng được gọi nhập ngũ ở nước ta là công dân từ đủ

  • A. 17 tuổi đến hết 25 tuổi
  • B. 17 tuổi đến hết 27 tuổi.
  • C. 18 tuổi đến hết 25 tuổi
  • D. 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

Câu 34: Anh H 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chân chừ thì có người bạn gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hay sai? Vì sao?

  • A. Đúng, vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • B. Đúng, vì khi học đại học sinh viên đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • C. Sai, vì chỉ có con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một mới được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
  • D. Sai, vì công dân chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khoá đào tạo của một trình độ đào tạo.

Câu 35: Việc tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nào dưới đây?

  • A. Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục.
  • B. Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  • C. Giáo dục, răn đe, cưỡng chế.
  • D. Tự giác thực hiện, dư luận xã hội lên án, lương tâm cắn rứt.

Câu 36: Trong những ÿ kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?

  • A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.
  • B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
  • C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cô ý.
  • D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 37: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?

  • A. Quốc hội
  • B. Chính phủ
  • C. Viện Kiểm sát
  • D. Toà án.

Câu 38: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:

  • A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
  • B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
  • C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 39: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì?

  • A. Mở sách giải ra chép cùng H.
  • B. Không dám làm vì sợ cô biết.
  • C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H.
  • D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài.

Câu 40: Các biểu hiện không thể hiện năng suất, chất lượng, hiệu quả ?

  • A. Nhờ vả mọi người làm việc hộ.
  • B. Lười làm, ham chơi.
  • C. Làm việc cần người khác nhắc nhở.
  • D. Cả A,B,C
Xem đáp án
  • 19 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021