Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 8)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 8). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?
- A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
- B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
- C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
- D. Cả A,B,C.
Câu 2: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
- A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
- B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
- C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
- D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
Câu 3: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?
- A. Kỉ luật.
- B. Pháp luật.
- C. Tự trọng.
- D. Trung thực.
Câu 4: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
- A. Q là người không công bằng.
- B. Q là người trung thực.
- C. Q là người láu cá.
- D. Q là người khiêm nhường.
Câu 5: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?
- A. Trung thành.
- B. Thật thà.
- C. Chí công vô tư.
- D. Tự chủ.
Câu 6: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có ý nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ
- A. Báo cáo cô giáo.
- B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn.
- C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ.
- D. Nghĩ cách trả thù lại bạn.
Câu 7: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
- A. Quan hệ.
- B. Giao lưu.
- C. Đoàn kết.
- D. Hợp tác.
Câu 8: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là ...đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “...” là?
- A. Yêu cầu.
- B. Điều kiện.
- C. Tiền đề.
- D. Động lực.
Câu 9: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Vi phạm quyền tự chủ.
- C. Vi phạm kỉ luật.
- D. Vi phạm quy chế.
Câu 10: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì….. Trong dấu “…” là?
- A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
- B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
- C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
- D. Hòa bình, độc lập và phát triển.
Câu 11: Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì?
- A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.
- B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người.
- C. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
- D. Cả A,B,C.
Câu 12: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?
- A. Thương lượng hòa bình.
- B. Chiến tranh.
- C. Kích động bạo loạn lật đổ.
- D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.
Câu 13: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?
- A. Đoàn kết với các bạn.
- B. Chăm chỉ học tập.
- C. Lễ phép với thây, cô giáo.
- D. Gây gổ đánh nhau.
Câu 14: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
- A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.
- B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
- C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
- D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
Câu 15: Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?
- A. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ vào trong sản xuất.
- B. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.
- C. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.
- D. Cả A và C.
Câu 16: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?
- A. Lao động.
- B. Sản xuất.
- C. Hoạt động.
- D. Cả A,B,C.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân?
- A. Kết hôn giả, li hôn giả.
- B. Cản trở việc tảo hôn.
- C. Yêu sách của cải trong kết hôn.
- D. Cản trở việc li hôn.
Câu 18: Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
- A. cam kết trách nhiệm.
- B. hợp đồng kinh doanh.
- C. hợp đồng lao động.
- D. thoả thuận buôn bán.
Câu 19: Kết hôn là
- A. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
- B. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý và đăng ký kết hôn
- C. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về sự tự nguyện, không bị mất năng lực hành vi dân sự và đăng ký kết hôn
- D. xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật về độ tuổi, sự tự nguyện và đăng kí kết hôn
Câu 20: Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây?
- A. Nhắc nhở
- B. Khiển trách
- C. Cưỡng chế
- D. Phê bình.
Câu 21: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?
- A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
- B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
- C. Do mẫu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
- D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 22: Thuế là một phân trong thu nhập mả công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để
- A. chỉ vào việc riêng của cá nhân.
- B. chỉ tiêu cho những công việc chung.
- C. khắc phục hậu quả do cá nhân làm sai.
- D. trả lương lao động trong công ty tư nhân.
Câu 23: Thuế không có tác dụng
- A. thu lợi nhuận.
- B. ổn định thị trường.
- C. điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
- D. đảm bảo phát triển kinh tế
Câu 24: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?
- A. Để không ai bị phân biệt đối xử trong xã hội.
- B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình.
- C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội.
- D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 25: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là?
- A. Hình thức dân chủ trực tiếp.
- B. Hình thức dân chủ gián tiếp.
- C. Hình thức dân chủ tập trung.
- D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Câu 26: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là?
- A. Phạt tiền.
- B. Cảnh cáo.
- C. Kỉ luật.
- D. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Câu 27: Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào không đúng?
- A. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
- B. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
- C. Sinh viên đại học được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.
- D. Công dân có trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Câu 28: Pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
- A. giáo dục, thuyết phục, răn đe
- B. giáo dục, nhắc nhở, răn đe.
- C. giáo dục, nhắc nhở, lên án
- D. giáo dục, thuyết phục, cưỡng chẽ.
Câu 29: Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật?
- A. Tham nhũng
- B. Trốn nghĩa vụ quân sự.
- C. Đi xe máy vượt đèn đỏ
- D. Người tâm thần gây án.
Câu 30: Em tán thành với quan điểm:
- A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được.
- B. Tính năng động sáng tạo chỉ có ở những người có khả năng đặc biệt.
- C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sự sáng tạo.
- D. Năng động sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người lao động.
Câu 31: Hành vi thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật là:
- A. Trong giờ học, Bình luôn chăm chú lắng nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- B. Huy hay nói tự do. Nói để lời khi thầy cô đang giảng bài.
- C. Tuấn là lớp trưởng, Tuấn tự đề ra kế hoạch thu tền của các bạn trong lớp để gây quỹ lớp.
- D. Trong buổi thảo luận chủ đề về học tập, các bạn lớp 9A không dám nêu ý kiến của mình.
Câu 32: Biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển :
- A. Hợp tác với nhau để tìm cách chống lại một số người.
- B. Hợp tác với người khác chỉ nhằm để đạt được mục đích của mình
- C. Cùng nhau nghiên cứu để tìm ra thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo.
- D. Liên kết với nhau để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm.
Câu 33: Việc làm không thể hiện sự chí công vô tư
- A. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác.
- B. Coi trọng lợi ích chung hơn lợi ích cá nhân.
- C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân.
- D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng cho mình
Câu 34: Hành vi thể hiện chí công vô tư là:
- A.Trong các cuộc bình bầu, Hậu hay bỏ phiếu cho những bạn chơi thân với mình.
- B. Hiền chăm chỉ lo cho việc học của mình, còn các công việc của lớp thì không quan tâm.
- C. Hôm nay đến lớp thấy đã muộn mà chưa có ai làm vệ sinh lớp học, An tự nguyện làm trực nhật để kịp giờ vào học.
- D. Vinh hay bao che khuyết điểm cho Nhân vì Nhân hay cho Vinh nhìn bài khi kiểm tra.
Câu 35: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn
- A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
- B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
- C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
- D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 36: Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc
- A. chi trả lương cho công chức
- B. tích luỹ cá nhân.
- C. làm đường sá, cầu cống
- D. xây dựng trường học công.
Câu 37: Người kinh doanh có nghĩa vụ
- A. nộp thuế theo luật định.
- B. sản xuất, buôn bán hàng giả.
- C. kinh danh mặt hàng Nhà nước cấm.
- D. kê khai thiếu trung thực để trốn thuế.
Câu 38: Để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh cần
- A. chép bài của bạn để đạt điểm cao.
- B. chép sách giải khi gặp bài khó.
- C. nhờ anh chị làm hộ bài tập.
- D. không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
Câu 39: Để dễ học môn tiếng Anh, P đưa ra phương pháp học tiếng anh: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học tiếng anh thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện?
- A. Việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- B. Việc làm chất lượng, hiệu quả.
- C. Việc làm hiệu quả, năng suất.
- D. Việc làm năng suất, khoa học.
Câu 40: Đề làm Việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây?
- A. Tích cực nâng cao tay nghề.
- B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ.
- C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật.
- D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 8: Năng động, sáng tạo
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 5)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 5: tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 4)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 3)