Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 9)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 9). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?

  • A. Tạo cơ hội.
  • B. Là điều kiện.
  • C. Là động lực.
  • D. Là tiền đề.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  • A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo
  • B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới
  • C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc
  • D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

  • A. Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình.
  • B. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm , Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.
  • C. Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đỉnh cần xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới.
  • D. Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo về ông trong mọi việc.

Câu 4: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các quốc gia với nhau được gọi là?

  • A. Hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.
  • B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
  • C. Xây dựng tình hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
  • D. Xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

Câu 5: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính dân chủ?

  • A. Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội qui; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội qui.
  • B. Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
  • C. Thầy chủ nhiệm giao cho Nam điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến.
  • D. Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ không tuân theo quyết định của trọng tài.

Câu 6: Hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo?

  • A. Sử dụng sách giải để làm bài tập cho nhanh
  • B. Không suy nghĩ khi cô giáo hỏi.
  • C. Không tham gia ý kiến khi thảo luận nhóm.
  • D. Trước một việc gì nên tự hỏi: để làm gì? Có khó khăn gì? Khắc phục như thế nào?

Câu 7: Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

  • A. Vượt khó để học tập để tiến bộ không ngừng.
  • B. Bị cám đỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
  • C. Chây lười trong lao động và trong học tập.
  • D. Không có kế hoạch phấn đấu của bản thân.

Câu 8: Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia được gọi là

  • A. bảo vệ đất nước
  • B. hoạt động chính trị.
  • C. bảo vệ hoà bình
  • D. hoạt động ngoại giao.

Câu 9: Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ?

  • A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu.
  • B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ.
  • C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể.
  • D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người.

Câu 10: Chí công vô tư là?

  • A. Giải quyết công việc theo lẽ phải.
  • B. Giải quyết công việc theo cảm tính.
  • C. Giải quyết công việc theo số đông.
  • D. Giải quyết công việc theo tình cảm

Câu 11: Việc làm biểu hiện trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước:

  • A. Sống, học tập, làm việc vì gia đình.
  • B. Nổ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
  • C. Chỉ tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
  • D. Dồn hết sức vào việc học tập.

Câu 12: Quan điểm nào dưới đây không đúng với chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta?

  • A. Bình đẳng và cùng có lợi.
  • B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • C. Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
  • D. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Câu 13: Quyền tự do kinh doanh là:

  • A. Được sản xuất, làm dịch vụ, trao đổi hàng hóa.
  • B. Kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, ngành nghề gì.
  • C. Được lựa chọ hình thức tổ chức kinh tế
  • D. Kinh doanh và đóng thuế.

Câu 14: Dòng nào sau đây thể hiện nguyên tắc cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam ?

  • A. Hôn nhân tự nguyện ,tiến bộ ,một vợ ,một chồng , vợ chồng bình đẳng.
  • B. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt .
  • C. Việc kết hôn do nam ,nữ tự nguyện quyết định .
  • D. Phải có tình yêu chân chính và được bố mẹ thừa nhận.

Câu 15: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào vi phạm pháp luật dân sự?

  • A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
  • B. Nghỉ việc ở xí nghiệp không có lí do.
  • C. Dùng điện bẫy chuột gây chết người.
  • D. Giao hàng không đúng theo hợp đồng.

Câu 16: Theo Điều 6 Bộ Luật lao động thì người lao động ít nhất là người đủ bao nhiêu tuổi và phải có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động.

  • A. Đủ 14 tuổi.
  • B. Đủ 15 tuổi
  • C. Đủ 16 tuổi
  • D. Đủ 17 tuổi

Câu 17: pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

  • A. Được làm
  • B. Phải làm
  • C. Không được làm
  • D. Nên làm

Câu 18: pháp luật là phương tiện để công dân

  • A. Thực hiện quyền của mình
  • B. Thực hiện mong muốn của mình
  • C. Đạt được lợi ích của mình
  • D. Làm việc có hiệu quả

Câu 19: Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật" là thể hiện mối quan hệ giữa

  • A. pháp luật với chính trị.
  • B. pháp luật với đạo đức.
  • C. pháp luật với xã hội.
  • D. gia đình và xã hội.

Câu 20: Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông p đã đăng kí mở cửa hàng bán đồ nội thất gia đình và được chấp thuận. Việc làm của ông p thể hiện pháp luật là phương tiện

  • A. để công dân sản xuất kinh doanh.
  • B. để công dân có quyền tự do hành nghề.
  • C. để công dân tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • D. để công dân thực hiện quyền cùa mình.

Câu 21: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

  • A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
  • B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện,
  • C. không có ý thức thực hiện.
  • D. có chủ mưu xúi giục.

Câu 22: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xừ lí theo quy định của pháp luật là bình đẳng về

  • A. trách nhiệm pháp lí.
  • B. quyền và nghĩa vụ.
  • C. nghĩa vụ và trách nhiệm.
  • D. trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 23: Hai công ty c và D cùng kê khai doanh thu chịu thuế không đúng, đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với cả hai công ty c và D biểu hiện bình đẳng về

  • A. quyền và nghĩa vụ.
  • B. kê khai thuế,
  • C. trách nhiệm pháp lí.
  • D. nghĩa vụ nộp thuế.

Câu 24: Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia

  • A. Quan hệ hành chính.
  • B. Quan hệ tài sản.
  • C. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
  • D. Quan hệ nhân thân

Câu 25: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động ?

  • A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
  • B. Bình đẳng trong giao kết hợp đông lao động,
  • C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
  • D. Bình đẳng trong công việc gia đình.

Câu 26: Mọi doanh nghiệp đều cỏ quyền tự chủ kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đù điều kiện, là nội dung của

  • A. bình đẳng trong kinh doanh.
  • B. bình đẳng trong sản xuất,
  • C. bình đẳng trong lao động.
  • D. bình đẳng trong xây dựng kinh tế.

Câu 27: Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, ông Kh là bố đã kịch liệt nhăng cản chị H lấy chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi này của ông Kh xâm phạm quyền bình đẳng

  • A. Giữa các địa phương
  • B. Giữa các giáo hội
  • C. Giữa các tôn giáo
  • D. Giữa các gia đình

Câu 28: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phe chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, là nói về quyền nào dưới đây của công dân

  • A.Quyền được bảo đảm cuộc sống
  • B.Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
  • C. Quyền được đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
  • D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 29: Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phần của nguời khác là nội dung,

  • A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  • B. quyền được bảo vệ của công dân.
  • C. quyền được giữ gìn uy tín cá nhân.
  • D. quyền bất khả xâm phạm về danh dự.

Câu 30: Đánh người là hành vi xâm phạm

  • A. danh dự của công dân.
  • B. sức khoẻ của công dân.
  • C. nhân phẩm của công dân.
  • D. cuộc sống của công dân.

Câu 31: Hành vi nào dưới đây là trái vói quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

  • A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhà không có nhà.
  • B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở cùa họ.
  • C. Công an vào khám nhà khi cố lệnh cùa người có thẩm quyền.
  • D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 32: T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông Kh. ghé nhìn vào rồi nói nhỏ : "Cháu gạch tên ông N đi nhé". Hành vi của ông Kh. vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?

  • A. Phổ thông.
  • B. Bình đẳng,
  • C. Bỏ phiếu kín.
  • D. Trực tiếp.

Câu 33: Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền được tham gia.
  • B. Quyền kiểm tra, giám sát Uỷ ban nhân dân.
  • C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội
  • D. Quyền tự do dân chủ

Câu 34: Ông p cơi nới thêm tầng nhà. Mặc dù ông p đã được phép của cơ quan có thầm quyền, nhưng hai người Thanh tra xây dụng của Sở Xây dựng đến kiểm tra và yêu cầu đưa tiền thì mới được phép tiếp tục thi công. Biết được việc này, ông Q hàng xóm muốn phản ánh với cơ quan nhà nước. Vậy ông Q phải làm như thế nào ưong các phương án dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật ?

  • A. Gửi đơn khiếu nại đến Sở Xây đựng.
  • B. Gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
  • C. Tổ cáo đến Công an tỉnh.
  • D. Gửi đơn tổ cáo đến Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.

Câu 35: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền học tập của công dân ?

  • A. Công dân có quyền học không hạn chế thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
  • B. Công dân có thể tự do vào học ở các trường học.
  • C. Mọi công dân có thể vào học đại học mà không cần điều kiện gì.
  • D. Mọi công dân có thể học ở bất cứ trường đại học nào.

Câu 36: Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Tiếng Anh của Trường Trung học phổ thông X. Vậy L đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền học không hạn chế.
  • B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  • C.Quyền được phát triển.
  • D. Quyền học tập theo sở thích.

Câu 37: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

  • A. Vứt đồ đặc bừa bãi
  • B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý
  • C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác
  • D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Câu 38: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

  • A. Lười làm , ham chơi
  • B. Chỉ biết lợi cho mình
  • C. Có tính năng động, sáng tạo
  • D. Dám nghĩ , dám làm.

Câu 39: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

  • A. Đoàn kết với các bạn.
  • B. Chăm chỉ học tập.
  • C. Lễ phép với thây, cô giáo.
  • D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 40: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.
  • B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.
  • C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
  • D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.
Xem đáp án
  • 17 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021