Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 6)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 6). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người
- A. ham chơi, lười biếng
- B. ỷ lại vào người khác.
- C. không có ý chí vươn lên
- D. say mê tìm tòi, thích khám phá.
Câu 2: Người chí công vô tư là người luôn sống
- A. ích kỉ, hẹp hòi.
- B. mánh khoé, vụ lợi.
- C. gió chiều nào, xoay chiều nấy.
- D. công bằng, chính trực.
Câu 3: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?
- A. B là người không thật thà.
- B. B là người không thẳng thắn.
- C. B là người không tự chủ.
- D. B là người không tự tin.
Câu 4: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
- A. Tạo cơ hội.
- B. Là điều kiện.
- C. Là động lực.
- D. Là tiền đề.
Câu 5: Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức quốc tế ?
- A. 61.
- B. 62.
- C. 63.
- D. 64.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
- A. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình.
- B. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong lớp.
- C. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp.
- D. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thể là thiếu tôn trọng bạn.
Câu 7: Biểu hiện của người biết tự chủ là
- A. bình tĩnh, tự tin trong mọi việc.
- B. luôn làm theo ý kiến của người khác.
- C. bực tức khi bị người khác góp ý, phê bình.
- D. bảo vệ ý kiến của mình trong mọi trường hợp.
Câu 8: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?
- A. việc làm theo sở thích của mình.
- B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
- C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
- D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 9: Trong các hoạt động của lớp, bạn lớp trưởng luôn đưa ra quyết định và yêu cầu các bạn thực hiện theo. Nếu là một thành viên trong lớp đó, em sẽ làm gì để phát huy tính dân chủ và kỉ luật?
- A. Không tham gia các hoạt động của lớp.
- B. Nghe theo mọi quyết định của lớp trưởng.
- C. Cãi nhau để phản đối ý kiến của lớp trưởng.
- D. Thẳng thắn góp ý để bạn lớp trưởng rút kinh nghiệm.
Câu 10: Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá
- A. hiện đại theo thời cuộc.
- B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
- C. tao ra sức sống cho con người.
- D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
Câu 11: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?
- A. Bảo vệ hòa bình.
- B. Bảo vệ pháp luật.
- C. Bảo vệ đất nước.
- D. Bảo vệ nền dân chủ.
Câu 12: Đối với người Việt Nam làm việc tại nước ngoài khi gặp các vấn đề nghiêm trọng thì cần báo với cơ quan tổ chức nào?
- A. Lặng im
- B. Chính phủ nước ngoài.
- C. Người nhà.
- D. Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Câu 13: APEC có tên gọi là?
- A. Liên minh Châu Âu.
- B. Liên hợp quốc.
- C. Quỹ tiền tệ thế giới.
- D. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 14: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?
- A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
- B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
- C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
- D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.
Câu 15: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ?
- A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ.
- B. Coi như không biết.
- C. Làm theo các đối tượng lạ.
- D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết.
Câu 16: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?
- A. A là người năng động, sáng tạo.
- B. A là người tích cực.
- C. A là người sáng tạo.
- D. A là người cần cù.
Câu 17: Đề làm Việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, người lao động không làm việc nào dưới đây?
- A. Tích cực nâng cao tay nghề.
- B. Làm bừa, làm ẩu để kịp tiến độ.
- C. Lao động tự giác, tuân theo kỉ luật.
- D. Chủ động tìm tòi, sáng tạo trong lao động.
Câu 18: Hôn nhân hạnh phúc là gì ?
- A. Một vợ, một chồng.
- B. Một chồng, hai vợ.
- C. Đánh nhau, cãi nhau.
- D. Một vợ, hai chồng.
Câu 19: Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn?
- A. Không thể gặp lại người thân.
- B. Làm giảm chất lượng dân số.
- C. Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của cả mẹ và con.
- D. Mâu thuẫn trong gia đình do vợ chồng còn quá trẻ.
Câu 20: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn ?
- A. việc làm theo sở thích của mình.
- B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
- C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.
- D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.
Câu 21: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?
- A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
- B. Quyền tự do kinh doanh.
- C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
- D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 22: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?
- A. Nhân tố quyết định.
- B. Là điều kiện.
- C. Là tiền đề.
- D. Là động lực.
Câu 23: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là?
- A. Tiền.
- B. Sản vật.
- C. Sản phẩm.
- D. Thuế.
Câu 24: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?
- A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
- B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.
- C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.
- D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử.
Câu 25: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là
- A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
- B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
- C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
- D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Câu 26: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của
- A. toàn dân
- B. Cán bộ nhà nước.
- C. lực lượng vũ trang nhân dân
- D. quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 27: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?
- A. Phá hoại nhà nước.
- B. Bảo vệ nhà nước.
- C. Hành động yêu nước.
- D. Hành động khiêu khích chính quyền.
Câu 28: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?
- A. Vi phạm pháp luật.
- B. Thi hành pháp luật.
- C. Thực hiện pháp luật.
- D. Sử dụng pháp luật.
Câu 29: Trong những ÿ kiến dưới đây, ý kiến nào đúng?
- A. Thấy người bị nạn mà không giúp đỡ chỉ là vi phạm đạo đức.
- B. Học sinh đi xe vượt đèn đỏ không bị xử phạt vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
- C. Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cô ý.
- D. Người dưới 18 tuổi dù có gây ra chuyện gì cũng không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Câu 30: Dòng nào sau đây thể hiện nguyên tắc cơ bản của hôn nhân ở Việt Nam ?
- A. Hôn nhân tự nguyện ,tiến bộ ,một vợ ,một chồng , vợ chồng bình đẳng.
- B. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt .
- C. Việc kết hôn do nam ,nữ tự nguyện quyết định .
- D. Phải có tình yêu chân chính và được bố mẹ thừa nhận.
Câu 31: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào vi phạm pháp luật dân sự?
- A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
- B. Nghỉ việc ở xí nghiệp không có lí do.
- C. Dùng điện bẫy chuột gây chết người.
- D. Giao hàng không đúng theo hợp đồng
Câu 32: Trường hợp nào dưới đây người sử dụng lao động vi phạm luật lao động?:
- A. Nghỉ việc dài ngày không lí do
- B. Không trả tiền công theo thỏa thuận
- C. Không sử dụng trang bị bảo hộ khi làm việc
- D. Mở trường đào tạo nghề miễn phí.
Câu 33: Ăn trộm xe máy là vi phạm:
- A. Pháp luật dân sự
- B. Pháp luật hành chính
- C. Pháp luật hình sự
- D. Kỷ luật.
Câu 34: Hành vi nào sau đây là thực hiện đúng Luật Hôn nhân gia đình năm 2000?
- A. Cưỡng ép li hôn, tảo hôn.
- B. Bạo hành gia đình.
- C. Vợ chồng tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nghềnghiệp của nhau.
- D. Người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
Câu 35: Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?
- A. Quyền tựdo tín ngưỡng.
- B. Quyền tựdo kinh doanh.
- C. Quyền lao động.
- D. Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 36: Ý kiến nào sau đây là đúng?
- A. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì.
- B. Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc.
- C. Con cái có trách nhiệm giúp đỡ cha, mẹ các công việc phù hợp với lứa tuổi.
- D. Chỉ có cán bộ công chức mới có quyền tham gia quản lí Nhà nước.
Câu 37:Trong các mặt hàng sau mặt hàng nào có mức thuế thấp nhất?
- A. Rượu
- B. Sách vở.
- C. Thuốc lá.
- D. Hàng mã.
Câu 38: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc là trách nhiệm của ai?
- A. Công an .
- B. Bộ đội.
- C. Thanh niên .
- D. Toàn dân .
Câu 39: Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định của Nhà nước vềkinh doanh?
- A. Kê khai đúng sốvốn.
- B. Kinh doanh đúng những mặt hàng ghi trong giấy phép.
- C. Nộp thuế đúng quy định.
- D. Buôn bán hàng giả, hàng nhập nhập lậu.
Câu 40: Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội của mình:
- A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên.
- B. Người từ đủ 16 tuổi trở lên.
- C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- D. Không phân biệt độ tuổi.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Công dân 9 bài 15 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 3)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 5)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 3: Dân chủ và kỉ luật
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P4)