Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 7)
Bài có đáp án. Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 7). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.
Câu 1: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về
- A. làng nghề.
- B. đạo đức.
- C. tín ngưỡng.
- D. nghệ thuật.
Câu 2: Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì?
- A. gọi bố mẹ đến xử lí các bạn.
- B. mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi.
- C. nghĩ cách đề trả thù lại các bạn đã trêu mình.
- D. nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc.
Câu 3: Câu “Gió chiều nào che chiều ấy” nói về người không có tính
- A. tự chủ
- B. sáng tạo
- C. năng động
- D. cân cù.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
- A. Chỉ giúp đỡ những bạn chơi thân với mình.
- B. Luôn nhiệt tình, vô tư giúp đỡ các bạn trong lớp.
- C. Chuyên tâm vào học tập, không tham gia các hoạt động của lớp.
- D. Không phê bình các bạn trước lớp vì cho rằng như thể là thiếu tôn trọng bạn.
Câu 5: Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo
- A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
- B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
- C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.
- D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về chí công vô tư?
- A. Chỉ những người có chức quyên mới cần chí công vô tư.
- B. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người.
- C. Sống chí công vô tư chỉ thiệt thòi cho bản thân và gia đình.
- D. Cán bộ, công chức được phép nhận quả biếu từ nhân viên cấp dưới.
Câu 7: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính
- A. năng động
- B. tự chủ
- C. sáng tạo
- D. kỉ luật.
Câu 8: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ?
- A. Hợp tác.
- B. Hòa bình.
- C. Dân chủ.
- D. Hữu nghị.
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?
- A. Bạn Q học Tiếng Anh trong giờ Văn.
- B. Bạn M chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
- C. Bạn T luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
- D. Bạn P trốn học để đi làm thêm kiếm tiền.
Câu 10: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động
- A. lao động
- B. dịch vụ
- C. trải nghiệm
- D. hướng nghiệp
Câu 11: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
- A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
- B. các quy tắc quản lí nhà nước.
- C. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 12: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt
- A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.
- B. Tình trạng pháp lý.
- C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.
- D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.
Câu 13: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?
- A. Tôn trọng, bình đẳng.
- B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.
- C. Tôn trọng và thân thiện.
- D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.
Câu 14: Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào?
- A. 28/7/1995.
- B. 24/6/1995.
- C. 28/7/1994.
- D. 27/8/1994.
Câu 15: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?
- A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
- B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
- C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.
Câu 16: Quan điểm nào dưới đây không phải biểu hiện của năng động, sáng tạo?
- A. Ăn cây nào, rào cây nấy.
- B. Cái khó ló cái khôn.
- C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- D. Non cao cũng có đường trèo/ Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.
Câu 17: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?
- A. Năng động.
- B. Chủ động.
- C. Sáng tạo.
- D. Tích cực.
Câu 18: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
- A. Rèn luyện tính năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức tự giác.
- B. Chỉ những người trẻ tuổi mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
- C. Siêng năng, cân cù, chăm chỉ là yếu tố tạo nên tính năng động và sáng tạo.
- D. Không có động lực nào giúp ta say mê làm việc bằng tình yêu đối với công việc.
Câu 19: Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là?
- A. Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- B. Làm việc năng suất.
- C. Làm việc khoa học.
- D. Làm việc chất lượng.
Câu 20: Quan điểm nào dưới đây đúng về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- A. Trong sản xuất chỉ cần chú ý đến chất lượng sản phẩm.
- B. Chỉ cần tập trung vào số lượng sản phẩm là nâng cao hiệu quả.
- C. Làm việc năng suất, chất lượng sẽ đem lại hiệu quả trong lao động.
- D. Trong kinh doanh, đảm bảo cả năng suất và chất lượng sẽ không có lợi nhuận
Câu 21: Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là?
- A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- B. Nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên
- C. Nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
- D. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 22: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử
- A. Người bị khởi tố dân sự.
- B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.
- C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.
- D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án.
Câu 23: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tô chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định được gọi là
- A. trách nhiệm pháp lí
- B. vi phạm pháp luật.
- C. trách nhiệm gia đình
- D. vi phạm đạo đức.
Câu 24: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?
- A. Giáo dục, răn đe là chính.
- B. Có thể bị phạt tù.
- C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
- D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 25: Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
- A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
- B. Sản xuất hàng gia dụng.
- C. Mở dịch vụ vận tải
- D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 26: Cửa hàng tạp hoá cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
- A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
- B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
- D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
Câu 27: Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng , tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa gì ?
- A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
- B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
- C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
- D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).
Câu 28: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
- A. bảo vệ Tổ quốc.
- B. bảo vệ hoà bình.
- C. bảo vệ lợi ích quốc gia.
- D. bảo vệ nên độc lập.
Câu 29: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ?
- A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ
- B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp
- C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh
- D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu
Câu 30: Hành vi nào dưới đây vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức?
- A. Nói dối bố mẹ.
- B. Không nhường nhịn các em nhỏ.
- C. Quay cóp bài trong giờ kiểm tra.
- D. Không chăm sóc, nuôi dưỡng khi cha mẹ già yếu.
Câu 31: Quyền của người lao động là gì?
- A. Được hưởng tất cả các chế độ của người lao động theo đúng quy luật.
- B. Bị cắt các ngày nghỉ theo quy định.
- C.Được tham gia bảo hiểm đầy đủ.
- D. Cả A, C.
Câu 32: Cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật được gọi là?
- A. Bộ Ngoại giao.
- B. Bộ Nội Nụ.
- C. Chính phủ.
- D. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Câu 33: Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệmhình sự về tội phạm do mình gây ra?
- A. Ngườibị bệnh tâm thần đánh người trọng thương.
- B. H rải đinh trên đường cao tốc.
- C. Bà T để vật liệu phế thải trên đường gây cản trở.
- D. A đi xe máy vào đường cấm gây tai nạn giao thông (61%)
Câu 34: Câu tục ngữ nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:
- A. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
- B. Của chồng công vợ.
- C. Con dại cái mang.
- D. Há miệng chờ sung.
Câu 35: Ý kiến nào sau đây là sai?
- A. Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
- B. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
- C. Người vi phạm kỉ luật có thể bị phạt tù.
- D. Lấn chiểm vỉa hè, lòng đường là vi phạm pháp luật hành chính
Câu 36: Cấm sử dụng người lao động ở độ tuổi nào làm công việc nặng nhọc?
- A. 18 tuổi
- B. 19 tuổi
- C. 20 tuổi
- D. dưới 18 tuổi
Câu 37. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai
- A. Những nước lớn.
- B. Những nước đã từng bị chiến tranh xâm lược.
- C. Những nước có tiềm lực quân sự mạnh.
- D. Toàn nhân loại.
Câu 38: Việc làm không thể hiện sự chí công vô tư
- A. Có thái độ vô tư, khách quan khi đánh giá người khác.
- B. Coi trọng lợi ích chung hơn lợi ích cá nhân.
- C. Lợi dụng chức quyền để thu lợi cho cá nhân.
- D. Đấu tranh chống những biểu hiện cá nhân, thu vén cho riêng cho mình
Câu 39: Biểu hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là:
- A. Không quan tâm, ít hiểu biết về truyền thống dân tộc.
- B. Tích cực tìm hiểu và giới thiệu với nọi người về các truyền thống dân tộc.
- C. Chê bai các loại hình nghệ thuật dân tộc.
- D. Mặc cảm, tự ti về những gì gọi là truyền thống dân tộc Việt Nam.
Câu 40: Hành vi thể hiện sự năng động- sáng tạo:
- A. Làm theo những gì đã được hướng dẫn để đỡ mất công.
- B. Suy nghĩ để tìm cách làm nào mới, nhanh hơn, tốt hơn.
- C. Tự làm theo ý mình, không cần tính toán kĩ.
- D. Tìm cách hoàn thành mọi việc cho nhanh, không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả công việc
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm Công dân 9 bài 15 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- Bộ 10 đề thi tuyển sinh lớp 9 lên 10 môn GDCD (có đáp án kèm theo)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm GDCD 9 học kì I (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 8)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 1)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 4)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn GDCD 9 lên 10 (đề 3)
- Trắc nghiệm công dân 9 bài 8: Năng động, sáng tạo