Trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P1)

28 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hai loại hướng động chính ở thực vật là

  • A. hướng sáng dương và hướng sáng âm.
  • B. ngược chiều trọng lực và cùng chiều trọng lực.
  • C. hướng tới nguồn nước và tránh xa nguồn nước.
  • D. hướng tới nguồn kích thích và tránh xa nguồn kích thích.

Câu 2: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu là

  • A. miệng → thực quản → diều → dạ dày → ruột → hậu môn.
  • B. miệng → thực quản → diều → ruột → dạ dày → hậu môn.
  • C. miệng → thực quản → dạ dày → diều → ruột → hậu môn.
  • D. miệng → diều → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn.

Câu 3: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường:

  • A. Gian bào và tế bào chất
  • B. Gian bào và tế bào biểu bì
  • C. Ggian bào và màng tế bào
  • D. Gian bào và tế bào nội bì

Câu 4: Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở là

  • A. máu chảy dưới áp lực cao và tốc độ nhanh.
  • B. máu chảy dưới áp lực thấp và tốc độ chậm.
  • C. áp lực máu được duy trì nhờ tính đàn hồi của thành mạch.
  • D. khả năng điều hòa tuần hoàn máu nhanh.

Câu 5: Các chất dinh dưỡng sau khi được biến đổi sẽ được hấp thụ vào máu theo cơ chế

  • A. thụ động và chủ động.
  • B. thực bào và ẩm bào.
  • C. thụ động.
  • D. chủ động.

Câu 6: Những cây thuộc nhóm thực vật C4:

  • A. Lúa, khoai, sắn, đậu xanh.
  • B. Rau dền, kê, các loại rau, xương rồng.
  • C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
  • D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền.

Câu 7: Hệ thần kinh của côn trùng có:

  • A. hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.
  • B. hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.
  • C. hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.
  • D. hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.

Câu 8: Nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu cho thú ăn thực vật là do

  • A. sử dụng lượng thức ăn rất lớn.
  • B. đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật.
  • C. tăng cường ăn các cây họ đậu.
  • D. tiêu hóa vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa của chúng.

Câu 9: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong quang hợp?

  • A. Diệp lục a
  • B. Diệp lục b
  • C. Diệp lục a. b
  • D. Diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 10: Tụy tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?

  • A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.
  • B. Điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.
  • C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận.
  • D. Điều hoà pH máu.

Câu 11: Ở giun dẹp, thức ăn được

  • A. tiêu hóa ngoại bào.
  • B. tiêu hoá nội bào.
  • C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
  • D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 12: Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trong việc giúp cân bằng ion, quang phân li nước ở cơ thể thực vật?

  • A. Kali.
  • B. Clo.
  • C. Sắt.
  • D. Molipden.

Câu 13: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

  • A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 14: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá

  • A. Lực đẩy (áp suất rễ).
  • B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
  • C. Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
  • D. Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Câu 15: Vì sao mang cá xương có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn?

  • A. Vì mang có kích thước lớn.
  • B. Vì có nhiều cung mang.
  • C. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
  • D. Vì mang có nhiều phiến mang và mỗi phiến mang gồm nhiều cung mang.

Câu 16: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là:

  • A. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
  • B. Chỉ đóng vào giữa trưa.
  • C. đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.
  • D. đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày.

Câu 17: Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá trình lên men ?

  • A. 6 phân tử
  • B. 4 phân tử
  • C. 2 phân tử
  • D. 36 phân tử

Câu 18: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :

  • A. Tăng lượng nước cho cây.
  • B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá.
  • C. Cân bằng khoáng cho cây.
  • D. Làm giảm lượng khoáng trong cây.

Câu 19: Trong hệ tuần hoàn kép

  • A. các động mạch chứa máu giàu O2.
  • B. các tĩnh mạch chứa máu giàu CO2.
  • C. các tĩnh mạch phổi chứa máu giàu O2.
  • D. các mao mạch chứa máu pha.

Câu 20: Năng suất quang hợp bị giảm sút do hoạt động nào sau đây?

  • A. cố định CO2.
  • B. Thải CO2.
  • C. Khử CO2.
  • D. Hấp thu CO2.

Câu 21: Quá trình hô hấp sáng là quá trình:

  • A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối
  • B. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 ngoài sáng
  • C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 trong bóng tối
  • D. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng

Câu 22: Diệp lục có màu lục vì:

  • A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục
  • B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục
  • C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím
  • D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

Câu 23: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp, câu có nội dung đúng sau đây là:

  • A. cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh, tím.
  • B. trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp.
  • C. nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ cho phản ứng sáng trong quang hợp là NADPH.
  • D. quang hợp ở cây xanh bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường ở vào khoảng 25 – 350C.

Câu 24: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ theo sơ đồ nào sau đây là đúng?

  • A. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
  • B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng.
  • C. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng.
  • D. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng.

Câu 25: Ở động vật nhai lại, sự tiêu hoá thức ăn ở dạ lá sách diễn ra như thế nào?

  • A. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
  • B. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
  • C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
  • D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.

Câu 26: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ?

  • A. Phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi.
  • B. Ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất.
  • C. Làm giảm ô nhiễm môi trường.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 27: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của da giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?

  • A. Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
  • B. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
  • C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
  • D. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.

Câu 28: Theo tác nhân kích thích, có các kiểu hướng động:

  • A. hướng sáng, hướng đất, hướng dinh dưỡng
  • B. hướng sáng, hướng đất, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc
  • C. hướng nước, hướng phân bón, hướng mặt trời
  • D. hướng dinh dưỡng, tránh xa nguồn chất độc hại

Câu 29: Ở thực vật sống trên cạn, lá thoát hơi nước qua con đường nào sau đây?

  • A. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá.
  • B. Qua thân, cành và khí khổng.
  • C. Qua khí khổng và lớp cutin.
  • D. Qua khí khổng không qua lớp cutin.

Câu 30: Vì sao khi ăn mặn ta có cảm giác khát nước?

  • A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
  • B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
  • C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.
  • D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm

Câu 31: Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?

  • A. Cần cho sự trao đổi Nitơ
  • B. Quang phân li nước, cân bằng ion
  • C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh
  • D. Mở khí khổng

Câu 32: Nhiều loài thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm vì trong nước bọt có

  • A. chất kháng sinh làm tan thành tế bào vi khuẩn.
  • B. lizozim có tác dụng diệt khuẩn.
  • C. pH hơi kiềm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.
  • D. chất nhầy trong miệng có khả năng kháng khuẩn.

Câu 33: Huyết áp động mạch ở trâu, bò, ngựa được đo ở đâu?

  • A. Cổ.
  • B. Tai.
  • C. Chân.
  • D. Đuôi.

Câu 34: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?

  • A. Tế bào khí khổng.
  • B. Tế bào nội bì.
  • C. Tế bào lông hút.
  • D. Tế bào nhu mô vỏ.

Câu 35: Ý nào không đúng đối với phản xạ?

  • A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
  • B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
  • C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
  • D. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

Câu 36: Pha tối của quang hợp của các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin?

  • A. thực vật CAM.
  • B. Thực vật C3 và CAM.
  • C. Thực vật C3.
  • D. thực vật C4.

Câu 37: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

  • A. Phổi của bò sát.
  • B. Phổi của chim.
  • C. Phổi và da của ếch nhái.
  • D. Da của giun đất.

Câu 38: Vitamin cần cho cơ thể để làm gì?

  • A. Làm nguyên liệu cấu tạo mô.
  • B. Cung cấp năng lượng
  • C. Tham gia vào thành phần cấu tạo của enzim
  • D. khử độc cho tế bào

Câu 39: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là:

  • A. Nitơ trong không khí
  • B. Nitơ trong đất
  • C. Nitơ trong nước
  • D. Cả A và B

Câu 40: Hiện tượng ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào là

  • A. sự đóng hay mở của khí khổng.
  • B. hiện tượng thức ngủ của cây họ đậu.
  • C. vận động nở hoa của cây họ cúc.
  • D. sự uốn cong của rễ khi gặp chỗ đất cứng.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội