Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 17: Tiếng sáo diều
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 tập 1 tuần 17: Tiếng sáo diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
- A. Nếu có được mặt trăng thì sẽ khỏi ốm ngay.
- B. Nếu có được váy đẹp thì sẽ khỏi ốm ngay.
- C. Nếu có được một chú hề bên cạnh thì sẽ khỏi ốm ngay
- D. Nếu được tới mặt trăng vui chơi thì sẽ khỏi ốm ngay.
Câu 2: Nhà vua lại vời các nhà khoa học và các vị đại thần đến để làm gì?
- A. Để tâm sự nỗi lo lắng của một người làm cha.
- B. Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
- C. Để nghĩ cách làm một mặt trăng nữa treo trên ngọn cây.
- D. Để nghiên cứu cách chế tạo tàu vũ trụ bay lên mặt trăng
Câu 3: Nhà vua lo lắng điều gì?
- A. Lo công chúa chán mặt trăng sẽ lại đòi hỏi thứ khác khó hơn.
- B. Lo bệnh tình của công chúa ngày một nặng hơn.
- C. Lo công chúa sẽ mắc tính xấu hay vòi vĩnh, đòi hỏi.
- D. Lo công chúa phát hiện ra mặt trăng trên cổ mình là giả, thất vọng và ốm trở lại.
Câu 4: Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của cô công chúa?
- A. sẽ cố gắng hết sức giúp vua thỏa mãn nguyện vọng của công chúa.
- B. đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được vì mặt trăng ở rất xa và rất to.
- C. nên tìm cách nói thật để công chúa hiểu ra vấn đề rằng không thể có được mặt trăng.
- D. nên làm một mặt trăng giả rồi tặng cho công chúa.
Câu 5: Cô công chúa nhỏ trong bài bao nhiêu tuổi?
- A. 15 tuổi
- B. 18 tuổi
- C. chừng năm, sáu tuổi
- D. chừng 9, 10 tuổi
Câu 6: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có thể là những từ như thế nào?
- A. Động từ
- B. Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ).
- C. Danh từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm danh từ)
- D. Cả A và B đúng
Câu 7: Danh từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm danh từ)
- A. Thường gồm một bộ phận là danh từ.
- B. Thường gồm hai bộ phận là chủ ngữ và vị ngữ.
- C. Thường gồm ba bộ phận là danh từ, động từ và tính từ.
- D. Thường gồm hai bộ phận là chủ ngữ và danh từ.
Câu 8: Ai là người đã nghĩ ra giải pháp đáp ứng nguyện vọng của công chúa?
- A. đại thần
- B. nhà khoa học
- C. nhà vua
- D. chú hề
Câu 9: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? có tác dụng gì?
- A. nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
- B. tả lại ngoại hình của người, con vât (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).
- C. cho biết ai (hoặc cái gì, con gì) thực hiện hoạt động đó.
- D. bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của nhân vật được nhắc tới trong câu.
Câu 10: Tìm câu nói cho thấy cách nghĩ của chú hề khác biệt với các vị đại thần và nhà khoa học?
- A. Trước hết phải an ủi và giải thích cho công chúa hiểu đã.
- B. Trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào đã.
- C. Trước hết phải tìm cách chế tạo phương tiện để lên mặt trăng đã.
- D. Trước hết phải dỗ cho công chúa ngủ cái đã
Câu 11: Xác định vị ngữ trong những câu sau:
"Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà"
- A. Em nhỏ đùa
- B. trước sàn nhà
- C. Em nhỏ đùa vui
- D. đùa vui trước sàn nhà
Câu 12: Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “mặt trăng” theo ý nàng, chú hề đã làm gì?
- A. Báo tin cho vua để vua tìm biện pháp giải quyết.
- B. Báo tin cho các đại thần và các nhà khoa học để họ tìm cách giải thích cho công chúa hiểu
- C. Kiên nhẫn giải thích cho công chúa hiểu về mặt trăng trong thực tế.
- D. Tìm tới bác thợ kim hoàn, đặt ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay công chúa rồi thả vào một sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
Câu 13: Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?
- A. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.
- B. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.
- C. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
- D. Trẻ em rất dễ bị phân tâm bởi những câu hỏi
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 25: Những người quả cảm
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 2: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 17: Tiếng sáo diều
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 31: Khám phá thế giới
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 13: Có chí thì nên
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 1: Thương người như thể thương thân
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 23: Vẻ đẹp muôn màu
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 12: Có chí thì nên
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 28: Ôn tập giữa học kì 2
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 27: Những người quả cảm
- Trắc nghiệm tiếng việt 4 tuần 11: Có chí thì nên