Trắc nghiệm vật lý 9 bài 48: Mắt

374 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 48: Mắt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

  • A. thể thủy tinh và thấu kính.
  • B. thể thủy tinh và màng lưới.
  • C. màng lưới và võng mạc.
  • D. con ngươi và thấu kính.

Câu 2: Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là:

  • A. ảnh ảo nhỏ hơn vật
  • B. ảnh ảo lớn hơn vật
  • C. ảnh thật nhỏ hơn vật
  • D. ảnh thật lớn hơn vật

Câu 3: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:

  • A. thể thủy tinh của mắt.
  • B. võng mạc của mắt.
  • C. con ngươi của mắt.
  • D. lòng đen của mắt.

Câu 4: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:

  • A. gương cầu lồi
  • B. gương cầu lõm
  • C. thấu kính hội tụ
  • D. thấu kính phân kì

Câu 5: Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở

  • A. trước màng lưới của mắt.
  • B. trên màng lưới của mắt.
  • C. sau màng lưới của mắt.
  • D. trước tiêu điểm của thể thủy tinh của mắt.

Câu 6: Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

  • A. thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.
  • B. thay đổi đường kính của con ngươi.
  • C. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
  • D. thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến con ngươi.

Câu 7: Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ.
  • B. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được.
  • C. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt.
  • D. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất.

Câu 8: Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu?

  • A. 7,2 mm
  • B. 7,2 cm
  • C. 0,38 cm
  • D. 0,38m

Câu 9: Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 1m.

  • B. 0,02cm.
  • C. 0,03cm.
  • D. 0,04cm.

Sử dụng dữ liệu sau trả lời câu hỏi 10, 11

Một người đứng cách một tòa nhà 25m để quan sát thì ảnh của nó hiện lên trong mắt cao 0,3 cm. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2 cm. Tính

Câu 10: Chiều cao của tòa nhà đó.

  • A. 37m.
  • B. 37,5m.
  • C. 38m.
  • D. 38,5m.

Câu 11: Tiêu cự của thể thủy tinh lúc đó.

  • A. 1cm.
  • B. 2cm.
  • C. 3cm.
  • D. 4cm.

Câu 12: Muốn nhìn rõ vật thì vật phải ở phạm vi nào của mắt?

  • A. Từ cực viễn đến cực cận của mắt.(3)
  • B. Từ cực cận đến mắt.(1)
  • C. Cả ba phương án đều đúng.
  • D. Từ cực viễn đến mắt.(2)

Câu 13: Sự điều tiết của mắt có tác dụng gì?

  • A. Làm tăng khoảng cách đến vật.(2)
  • B. Cả ba phương án đều đúng.
  • C. Làm ảnh của vật hiện lên trên màng lưới.(3)
  • D. Làm tăng độ lớn của vật.(1)

Câu 14: Khi nhìn một vật ở xa mà mắt không điều tiết vẫn thấy được thì ảnh của vật ở đâu của mắt?

  • A. Trên màng lưới.
  • B. Trước màng lưới.
  • C. Sau màng lưới.
  • D. Trên thể thủy tinh.

Câu 15: Cây phượng của trường cao 10m, một em học sinh đứng cách cây 20m thì ảnh của cây trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu nếu biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt em học sinh là 2cm?

  • A. 1cm.
  • B. 1,5cm.
  • C. 2cm.
  • D. 0,5cm.

Câu 16: Tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất là lúc mắt quan sát vật ở đâu?

  • A. Khoảng cách giữa cực viễn và cực cận.
  • B. Khoảng cách giữa cực cận và mắt.
  • C. Cực viễn.
  • D. Cực cận.

Câu 17: Một đặc điểm rất quan trọng về mặt cấu tạo để mắt nhìn rõ vật là gì?

  • A. (1) và (3) đúng.
  • B. Màng lưới có thể thay đổi được.(3)
  • C. Thể thủy tinh có thể thay đổi.(2)
  • D. Thể thủy tinh không thể thay đổi (phồng lên hoặc dẹt xuống).(1)

Câu 18 Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh có những tính chất nào giống nhau?

  • A. Tạo ảnh thật, lớn hơn vật.
  • B. Tạo ảnh thật, bằng vật.
  • C. Tạo ảnh ảo, bằng vật.
  • D. Tạo ảnh thật, nhỏ hơn vật.

Câu 19: Trên hình vẽ, ánh sáng xuất phát từ một vật ở rất xa truyền đến mắt bình thường và ảnh hiện trên màng lưới. Hãy cho biết, tiêu điểm F của thủy tinh thể ở vị trí nào?

  • A. Trước màng lưới.
  • B. Trên màng lưới.
  • C. Sau màng lưới.
  • D. Trên thể thủy tinh.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh mắt với máy ảnh?

  • A. Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
  • B. Phim đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.
  • C. Tiêu cự của thể thủy tinh có thể thay đổi còn tiêu cự của vật kính không thay đổi.
  • D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 48 vật lí 9: Mắt


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội