Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì:
- A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
- B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
- C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30.
- D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.
Câu 2: Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyền đi theo:
- A. Đường thẳng.
- B. Nhiều đường khác nhau
- C. Đường cong.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 3: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
- A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
- B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
- C. Tia tới song song với trục chính.
- D. Tia tới bất kì.
Câu 4: Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
- A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
- B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
- C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
- D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
Câu 5: Trong những vật sau đây vật nào không phải là vật sáng?
- A. Thanh sắt nóng đỏ
- B. Bảng đen
- C. Mặt Trăng
- D. Viên than đỏ trong lò
Câu 6: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:
- A. có sự khúc xạ ánh sáng.
- B. có sự phản xạ toàn phần.
- C. có sự phản xạ ánh sáng.
- D. có sự truyền thẳng ánh sáng.
Câu 7: Để có thể bắt chính xác con cá dưới nước, ta phải:
- A. Bắt thẳng đứng từ trên xuống.
- B. Không sử dụng phương pháp nào.
- C. Nhìn theo phương nghiêng để bắt cá cho gần hơn.
- D. Cả A và C.
Câu 8: Nhà bạn Nam có lắp hệ thống nước nóng trên mái nhà. Thiết bị đó đã tận dụng tác dụng nào của ánh sáng?
- A. Tác dụng nhiệt.
- B. Tác dụng sinh học.
- C. Tác dụng quang điện.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:
- A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
- B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
- C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
- D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Câu 10: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló:
- A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.
- B. song song với trục chính của thấu kính.
- C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
- D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 11: Chiếu một tia sáng qua quang tâm của một thấu kính phân kì, theo phương không song song với trục chính. Tia sáng ló ra khỏi thấu kính sẽ đi theo phương nào?
- A. Phương bất kì.
- B. Phương lệch ra xa trục chính so với tia tới.
- C. Phương lệch lại gần trục chính so với tia tới.
- D. Phương cũ.
Câu 12: Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng với vị trí tiêu điểm:
- A. Đặt trong khoảng tiêu cự.
- B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.
- C. Đặt tại tiêu điểm.
- D. Đặt rất xa.
Câu 13: Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:
- A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
- D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 14: Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho:
- A. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim.
- B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim.
- C. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.
- D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim.
Câu 15: Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5m và đặt cách máy 1,5m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:
- A. 0,8 cm
- B. 7,2 cm
- C. 0,8 m
- D. 7,2 m
Câu 16: Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như:
- A. gương cầu lồi
- B. gương cầu lõm
- C. thấu kính hội tụ
- D. thấu kính phân kì
Câu 17: Biểu hiện của mắt cận là:
- A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
- B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
- C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
- D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
Câu 18: Tác dụng của kính cận là để
- A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
- B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
- C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt.
- D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực viễn của mắt.
Câu 19: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
- A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
- B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
- C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
- D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 20: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:
- A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.
- B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.
- C. đặt vật sát vào mặt kính.
- D. đặt vật bất cứ vị trí nào.
Câu 21: Khi sử dụng kính lúp để quan sát, người ta cần điều chỉnh cái gì để việc quan sát được thuận lợi? Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án sau:
- A. Điều chỉnh cả vị trí của vật, của kính và của mắt.
- B. Điều chỉnh vị trí của kính.
- C. Điều chỉnh vị trí của vật.
- D. Điều chỉnh vị trí của mắt.
Câu 22: Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc:
- A. ta thu được ánh sáng màu đỏ.
- B. ta thu được ánh sáng màu xanh.
- C. tối (không có ánh sáng truyền qua).
- D. ta thu được ánh sáng trắng.
Câu 23: Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía. Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?
- A. Chỉ thấy ánh sáng màu lục.
- B. Thấy các ánh sáng có đủ mọi màu.
- C. Không thấy có ánh sáng.
- D. Các câu A, B, C đều sai.
Câu 24: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?
- A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
- B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
- C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng.
- D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
Câu 25: Chọn phát biểu đúng
- A. Khi nhìn thấy vật có màu nào (trừ vật đen) thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta.
- B. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó.
- C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng ta thu được ánh sáng trắng.
- D. Các đèn LED phát ra ánh sáng trắng.
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 4)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 10)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 42 Thấu kính hội tụ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Len xơ
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 37: Máy biến thế
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 49: Mắt cận và mắt lão
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm