Trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 1: Điện học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng?
- A. Cả hai kết quả đều đúng
- B. Cả hai kết quả đều sai
- C. Kết quả của b đúng
- D. Kết quả của a đúng
Câu 2: Một dây dẫn có điện trở 50 chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:
- A. 1500V
- B. 15V
- C. 60V
- D. 6V
Câu 3: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng?
- A. RAB = R1 + R2
- B. IAB = I1 = I2
- C.
- D. UAB= U1+ U2
Câu 4: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
- A. RAB = R1 + R2
- B. IAB = I1 = I2
- C. I1/I2= R1/R2
- D. UAB= U1+ U2
Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Trong đó điện trở R1 = 14 , R2 = 8 , R3 = 24 . Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.
- A. I2 = 0,1A; I3 = 0,3A
- B. I2 = 3A; I3 = 1A
- C. I2 = 0,1A; I3 = 0,1A
- D. I2 = 0,3A; I3 = 0,1A
Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ
- A. luân phiên tăng giảm
- B. không thay đổi
- C. giảm bấy nhiêu lần
- D. tăng bấy nhiêu lần
Câu 7: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
- A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.
- B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.
- C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
- D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
Câu 8: Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 6m có điện trở R2. Tính tỉ số R1\R2
- A. 6 Ω
- B. 2 Ω
- C. 3 Ω
- D.
Câu 9: Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9 Ω . Tính điện trở của dây cáp điện này.
- A. 0,6 Ω
- B. 6 Ω
- C. 0,06 Ω
- D. 0,04 Ω
Câu 10: Lập luận nào sau đây là đúng?
Điện trở của dây dẫn
- A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.
- D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.
Câu 11: Cần làm một biến trở 20 bằng một dây constantan có tiết diện 1 mm và điện trở suất 0,5.10$^{-6}$. Chiều dài của dây constantan là:
- A. 10m
- B. 20m
- C. 40m
- D. 60m
Câu 12: Hiệu điện thế trong mạch điện có sơ đồ dưới được giữ không đổi. Khi dịch chuyển con chạy của biến trở dần về đầu N thì số chỉ của ampe kế sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Giảm dần đi
- B. Tăng dần lên
- C. Không thay đổi
- D. Lúc đầu giảm dần, sau đó tăng dần lên
Câu 13: Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5Ω và R2 = 4,5Ω . Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
- A. 1 Ω
- B. 2 Ω
- C. 3 Ω
- D. 4 Ω
Câu 14: Công suất điện cho biết:
- A. khả năng thực hiện công của dòng điện.
- B. năng lượng của dòng điện.
- C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
- D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.
Câu 15: Hiệu suất sử dụng điện là:
- A. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng vô ích.
- B. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
- C. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ.
- D. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng có ích.
Câu 16: Điện năng không thể biến đổi thành
- A. Cơ năng
- B. Nhiệt năng
- C. Hóa năng
- D. Năng lượng nguyên tử
Câu 17: Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?
- A. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
- B. Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi.
- C. Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa.
- D. Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn.
Câu 18: Khi mắc một bàn là vào hiệu điện thế 110V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bàn là này sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày. Tính nhiệt lượng mà bàn là tỏa ra trong 30 ngày theo đơn vị kJ, cho rằng điện năng mà bàn là này tiêu thụ được biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng.
- A. 14850 kJ
- B. 1375 kJ
- C. 1225 kJ
- D. 1550 kJ
Câu 19: Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
- A. Dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.
- B. Dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người.
- C. Như vậy sẽ giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
- D. Càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và cho xã hội.
Câu 20: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì:
- A. Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất.
- B. Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này
- C. Hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
- D. Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 10)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 61: Sản xuất điện năng Nhiệt điện và thủy điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 44: Thấu kính phân kì
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 48: Mắt
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 45: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì