Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
- A. Máy thu thanh dùng pin.
- B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.
- C. Tủ lạnh.
- D. Ấm đun nước.
Câu 2: Dòng điện xoay chiều có thể gây ra:
- A. Tác dụng nhiệt.
- B. Tác dụng quang.
- C. Tác dụng từ.
- D. Cả ba tác dụng: nhiệt quang, từ.
Câu 3: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:
- A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
- B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
- C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
- D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ứng dụng tác dụng nhiệt là chủ yếu?
- A. Dùng dòng điện xoay chiều để nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- B. Dùng dòng điện xoay chiều để thắp sáng một bóng đèn neon.
- C. Dùng dòng điện xoay chiều để sử dụng tivi gia đình.
- D. Dùng dòng điện xoay chiều để chạy một máy bơm nước.
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
- A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho acquy.
- B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
- C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
- D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Câu 6: Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hinh 102 cho thấy khi có dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì chiếc đinh ghim bị hút chặt vào lõi sắt. Hiện tượng này thể hiện tác dụng gì của dòng điện xoay chiều?
- A. Tác dụng nhiệt.
- B. Tác dụng từ.
- C. Tác dụng hóa học.
- D. Tác dụng sinh học.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
- A. Đèn điện
- B. Máy sấy tóc
- C. Tủ lạnh
- D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Câu 8: Dùng nguồn điện xoay chiều cung cấp cho cuộn dây của môt nam châm điện như hình 103. Hiện tượng xảy ra với nam châm như thế nào?
- A. Nam châm luôn bị hút.
- B. Nam châm luôn bị đẩy.
- C. Nam châm luân phiên bị hút và bị đẩy.
- D. Nam châm không chịu tác dụng của lực từ.
Câu 9: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
- B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
- C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
- D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 10: Mắc một bóng đèn có ghi 12V - 6W lần lượt vào hiệu điện thế một chiều rồi vào mạch điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12V. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về độ sáng của bóng đèn.
- A. Khi mắc vào dòng điện một chiều bóng đèn sáng hơn.
- B. Khi mắc vào dòng điện xoay chiều bóng đèn sáng hơn.
- C. Độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp là như nhau.
- D. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều, độ sáng bóng đèn chỉ bằng một nửa so với khi mắc vào mạch điện một chiều.
Câu 11: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
- A. Tác dụng cơ
- B. Tác dụng nhiệt
- C. Tác dụng quang
- D. Tác dụng từ
Câu 12: Trong thí nghiệm ở hình 104, lúc đầu dùng dòng điện một chiều kim sắt bị hút về phía nam châm điện. Hiện tượng xảy ra đối với kim sắt như thế nào nếu ta thay dòng điện một chiều bằng dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện?
- A. Kim sắt vẫn bị hút như trước.
- B. Kim sắt quay ngược lại.
- C. Kim sắt không bị hút nữa, nó trở về vị trí cân bằng.
- D. Kim sắt bị đẩy.
Câu 13: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?
- A. Bình acquy có hiệu điện thế 16V.
- B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V
- C. Hiệu điện thế một chiều 9V.
- D. Hiệu điện thế một chiều 6V.
Câu 14: Đặt một nam châm điện A ở trước một cuộn dây kín B như trên hình vẽ 105. Trong trường hợp nào sau đây có xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây kín B?
- A. Nguồn P là một ắc quy, khóa K đóng.
- B. Nguồn P là một pin rất tốt, khóa K đóng.
- C. Nguồn P là nguồn điện xoay chiều, khóa K ngắt.
- D. Nguồn P là nguồn điện xoay chiều, khóa K đóng.
Câu 15: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
- A. Cơ
- B. Nhiệt
- C. Điện
- D. Từ
Câu 16: Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Bắc - Nam của một kim nam châm. Hiện tượng xảy ra đối với kim nam châm như thế nào khi ta cho dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz chạy qua dây dẫn?
- A. Kim nam châm quay ngược lại.
- B. Kim nam châm vẫn đứng yên vì chiều dòng điện trong dây dẫn thay đổi rất nhanh.
- C. Kim nam châm vẫn đứng yên vì không có lực từ tác dụng lên nó.
- D. Kim nam châm quay một góc .
Câu 17: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
- A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
- B. Kim nam châm quay một góc 900.
- C. Kim nam châm quay ngược lại.
- D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Câu 18: Trên hình vẽ 106 là một viên nam châm gắn trên một lá thép đàn hồi đặt gần một nam châm điện. Hiện tượng gì xảy ra khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện?
- A. Viên nam châm luân phiên bị nam châm điện hút - đẩy.
- B. Viên nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
- C. Viên nam châm bị nam châm điện hút chặt.
- D. Viên nam châm đứng yên vì nó không chịu tác dụng của lực từ.
Câu 19: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
- A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.
- B. Đinh sắt quay một góc 900.
- C. Đinh sắt quay ngược lại.
- D. Đinh sắt bị đẩy ra.
Câu 20: Trên hình vẽ 107 bố trí một thí nghiệm, biết rằng trong khung dây kín có dòng điện cảm ứng. Thông tin nào sau đây là sai khi nói về dòng điện chạy trong nam châm điện?
- A. Dòng điện chạy trong nam châm điện có chiều không đổi nhưng cường độ thay đổi theo thời gian.
- B. Dòng điện chạy trong nam châm điện là dòng điện không đổi.
- C. Dòng điện chạy trong nam châm điện là dòng điện xoay chiều.
- D. Dòng điện chạy trong nam châm điện có cường độ không đổi nhưng chiều thay đổi liên tục.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P6)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 12: Công suất điện
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 37: Máy biến thế
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì II (P4)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 9)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 13: Điện năng - Công của dòng điện