Trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 2: Điện từ học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu
- B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
- C. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
- D. Mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
Câu 2: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
- A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
- B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
- C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
- D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
Câu 3: Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây?
- A. Một cục nam châm vĩnh cửu.
- B. Điện tích thử.
- C. Kim nam châm.
- D. Điện tích đứng yên.
Câu 4: Dựa vào hiện tượng nào dưới đây để kết luận rằng: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
- A. Dây dẫn hút các vụn sắt ở gần nó.
- B. Dây dẫn hút nam châm ở gần nó.
- C. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn cùng hướng với dây dẫn.
- D. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc – Nam ban đầu.
Câu 5: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?
- A. Điểm 1
- B. Điểm 2
- C. Điểm 3
- D. Điểm 4
Câu 6: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?
- A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây.
- B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.
- C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.
- D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.
Câu 7: Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục chính của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình dưới. Đóng công tắc K, đầu tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.
Đầu B của nam châm là cực gì?
- A. Cực Bắc
- B. Cực Nam
- C. Cực Bắc Nam
- D. Không đủ dữ kiện để xác định
Câu 8: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:
- A. Máy phát điện
- B. Làm các la bàn
- C. Rơle điện từ
- D. Bàn ủi điện
Câu 9: Trong bệnh viện, làm thế nào mà các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân ? Hãy tìm hiểu và chọn cách làm đúng trong các cách làm sau:
- A. Dùng nam châm
- B. Dùng một viên pin còn tốt
- C. Dùng panh
- D. Dùng kìm
Câu 10: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
- A. Chịu tác dụng của lực điện
- B. Chịu tác dụng của lực từ
- C. Chịu tác dụng của lực điện từ
- D. Chịu tác dụng của lực đàn hồi
Câu 11: Động cơ điện một chiều quay được là nhờ tác dụng của lực nào?
- A. lực hấp dẫn
- B. lực đàn hồi
- C. lực điện từ
- D. lực từ
Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
- A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường.
- B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay.
- C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi.
- D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy.
Câu 13: Cách nào dưới đây không thể tạo ra dòng điện?
- A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
- B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín.
- C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
- D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu.
Câu 14: Dùng những dụng cụ nào sau đây ta có thể làm thí nghiệm cho ta dòng điện cảm ứng liên tục?
- A. Một nam châm và một ống dây dẫn kín.
- B. Một nam châm, một ampe kế và một vôn kế.
- C. Một ống dây dẫn kín, một nam châm và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
- D. Một ống dây dẫn kín, một ampe kế và một bộ phận làm cho cuộn dây dẫn hoặc nam châm quay liên tục.
Câu 15: Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”. Lời phát biểu này đúng hay sai? Tại sao?
- A. Đúng vì luôn có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.
- B. Sai vì có trường hợp chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây biến thiên.
- C. Đúng vì chuyển động giữa nam châm và cuộn dây không sinh ra sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây.
- D. Sai vì luôn không có sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây.\
Câu 16: Máy phát điện xoay chiều biến đổi:
- A. Cơ năng thành điện năng
- B. Điện năng thành cơ năng
- C. Cơ năng thành nhiệt năng
- D. Nhiệt năng thành cơ năng
Câu 17: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
- B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
- C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
- D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 18: Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:
- A. Tăng tiết diện dây dẫn
- B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ
- C. Tăng hiệu điện thế
- D. Giảm tiết diện dây dẫn
Câu 19: Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế xác định, nếu dùng dây dẫn có đường kính tiết diện giảm đi một nửa thì công suất hao phí vì toả nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Tăng lên hai lần.
- B. Tăng lên bốn lần.
- C. Giảm đi hai lần.
- D. Giảm đi bốn lần.
Câu 20: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu dây cuộn thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu ?
- A. 12
- B. 16
- C. 18
- D. 24
Xem thêm bài viết khác
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn vật lí 9 lên 10 (đề 6)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 62: Điện gió Điện mặt trời Điện hạt nhân
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- Trắc nghiệm Vật lí 9 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 42 Thấu kính hội tụ
- Trắc nghiệm vật lí 9 chương 4: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (P1)
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 50: Kính lúp
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 22: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 23: Từ phổ Đường sức từ
- Trắc nghiệm vật lý 9 bài 45: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì